Những món ăn "đường phố" không nên bỏ qua khi tới Sài Gòn

06:21, 31/12/2017
|

(VnMedia) - Từ sáng chí khuya, lúc nào khách bộ hành cũng có thể khám phá và thích thú với đồ ăn đa dạng với đủ mọi mức giá, từ cao cấp tới bình dân, và giúp thực khách khó tính nhất cũng phải thốt lên: “Ngon và đã!”.

Là đô thị sầm uất bậc nhất khu vực phía Nam, Sài Gòn luôn nhộn nhịp từ sáng sớm tới đêm khuya với tấp nập người xe đổ về từ đường bộ, đường không, đường thủy hay đường sắt… Hội nhập văn hóa khắp mọi vùng miền Tổ quốc, ẩm thực Sài Gòn phong phú và mang nhiều đặc trưng của xứ sở ôn hòa, rực rỡ nắng này. Từ sáng chí khuya, lúc nào khách bộ hành cũng có thể khám phá và thích thú với đồ ăn đa dạng với đủ mọi mức giá, từ cao cấp tới bình dân, và giúp thực khách khó tính nhất cũng phải thốt lên: “Ngon và đã!”.

Dù muốn dù không, bữa ăn vặt hay gọi theo tiếng bản địa là “ăn xế” vẫn luôn là bữa ăn mang lại nhiều ngạc nhiên nhất cho khách du lịch khi mới tới Sài Gòn. Qua đi một ngày tấp nập thăm thú cảnh quan, văn hóa nơi đây, sau bữa trưa thịnh soạn, lang thang thêm vài ngõ ngách hoặc shopping, được ăn nhẹ vài thứ đồ dân dã, ai cũng cảm thấy vị giác như bừng tỉnh. Cảm xúc này đến từ sự hòa quyện văn hóa rất Việt, đi cùng những gia vị vùng miền, để lại nhiều bỡ ngỡ đến khó quên.

Chiều nơi góc phố Sài Gòn, thường là nắng đã hơi nhạt, người bận rộn hay kẻ nhàn rỗi đều cảm giác cần một chút gì đó hơi nóng, nhè nhẹ cay, chua thanh và không quá nặng bụng để có thể tiếp tục ăn cơm tối với gia đình. Lúc này, không gì thú vị hơn là được thưởng thức một đĩa hột vịt lộn xào me. Không như mọi vùng miền khác, trứng vịt lộn Sài Gòn được công phu chế biến theo nhiều kiểu khác nhau. Luộc sơ, bóc vỏ, đảo đẫm cùng me, cùng đường và những gia vị gì chỉ chủ nhân mới biết. Nếu thực khách khó tính hơn, sẽ xào cùng rau muống. Đĩa trứng xào mang lên với đủ màu, đủ hương vị dậy thơm làm thực khách khó tính cũng xuýt xoa vui vẻ.
Chiều nơi góc phố Sài Gòn, thường là nắng đã hơi nhạt, người bận rộn hay kẻ nhàn rỗi đều cảm giác cần một chút gì đó hơi nóng, nhè nhẹ cay, chua thanh và không quá nặng bụng để có thể tiếp tục ăn cơm tối với gia đình. Lúc này, không gì thú vị hơn là được thưởng thức một đĩa hột vịt lộn xào me. Không như mọi vùng miền khác, trứng vịt lộn Sài Gòn được công phu chế biến theo nhiều kiểu khác nhau. Luộc sơ, bóc vỏ, đảo đẫm cùng me, cùng đường và những gia vị gì chỉ chủ nhân mới biết. Nếu thực khách khó tính hơn, sẽ xào cùng rau muống. Đĩa trứng xào mang lên với đủ màu, đủ hương vị dậy thơm làm thực khách khó tính cũng xuýt xoa vui vẻ.

 

Bún riêu cũng là một trong những thứ được dân bản địa yêu thích thưởng thức vào giữa chiều. Không như bún riêu ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác, bát bún riêu Sài Gòn có đầy đủ thập cẩm ngũ vị như viên mọc, miếng bò, miếng chân giò (gọi là giò), kèm một tảng riêu viên đặc, hành ngò đủ cả, nhưng bổ túc thêm vài miếng tiết luộc khá lớn. Hòa quyện cùng những vị trên, bát bún có màu đỏ của ớt sa tế, vị chua nổi bật của me và vị nồng đượm của sả… Ai ngồi văn phòng bị lạnh tê, chắc chắn sẽ tỉnh người khi nếm xong bát bún riêu đặc sắc đó.
Bún riêu cũng là một trong những thứ được dân bản địa yêu thích thưởng thức vào giữa chiều. Không như bún riêu ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác, bát bún riêu Sài Gòn có đầy đủ thập cẩm ngũ vị như viên mọc, miếng bò, miếng chân giò (gọi là giò), kèm một tảng riêu viên đặc, hành ngò đủ cả, nhưng bổ túc thêm vài miếng tiết luộc khá lớn. Hòa quyện cùng những vị trên, bát bún có màu đỏ của ớt sa tế, vị chua nổi bật của me và vị nồng đượm của sả… Ai ngồi văn phòng bị lạnh tê, chắc chắn sẽ tỉnh người khi nếm xong bát bún riêu đặc sắc đó.

 

Không phổ cập với dân văn phòng, nhưng cơm sườn cũng là một trong những thứ được khách du lịch yêu thích khi tìm đồ ăn xế. Đi bộ rời chân, mùi sườn nướng than hoa nơi vỉa hè làm bồn chồn những người qua lại. Sườn tẩm ướp nướng thơm, ăn cùng cơm tấm chín tới kèm kiệu và đồ chua, đủ làm ấm dạ và ghi mãi mùi vị trong tâm về mảnh đất rực rỡ nắng ở Nam bán cầu này.
Không phổ cập với dân văn phòng, nhưng cơm sườn cũng là một trong những thứ được khách du lịch yêu thích khi tìm đồ ăn xế. Đi bộ rời chân, mùi sườn nướng than hoa nơi vỉa hè làm bồn chồn những người qua lại. Sườn tẩm ướp nướng thơm, ăn cùng cơm tấm chín tới kèm kiệu và đồ chua, đủ làm ấm dạ và ghi mãi mùi vị trong tâm về mảnh đất rực rỡ nắng ở Nam bán cầu này.

 

Du nhập từ Hà Nội, bún đậu mắm tôm khi vào tới Sài Gòn được biến tấu nhiều để phù hợp hơn với dân bản địa. Mắm tôm được gia giảm rất nhiều với đường và mùi vị, rau thơm cũng sử dụng nhiều loại đa dạng hơn, như Diếp cá hay Xá xị. Bổ túc thêm cho thực đơn lòng dồi là lòng non rán – món hiếm thấy ở Hà Nội… Đặc biệt, đồ uống thì phong phú hơn, với tắc ép (quất ép) hay trà gừng…
Du nhập từ Hà Nội, bún đậu mắm tôm khi vào tới Sài Gòn được biến tấu nhiều để phù hợp hơn với dân bản địa. Mắm tôm được gia giảm rất nhiều với đường và mùi vị, rau thơm cũng sử dụng nhiều loại đa dạng hơn, như Diếp cá hay Xá xị. Bổ túc thêm cho thực đơn lòng dồi là lòng non rán – món hiếm thấy ở Hà Nội… Đặc biệt, đồ uống thì phong phú hơn, với tắc ép (quất ép) hay trà gừng…

 

Thực đơn ăn xế nổi bật ở Sài Gòn còn có bánh xèo. Bánh xèo Sài Gòn khá đa dạng với nhiều kiểu của miền Trung hay miền Nam. Miền Trung thường khuôn bánh nhỏ, còn miền Nam thì khuôn bánh rất lớn. Nhưng cách ăn thì giống nhau. Bánh được chiên giòn trong khuôn, với nguyên liệu thập cẩm là Tôm, thịt các  loại, rau, giá… Khi ăn, ăn cùng đồ chua, kiệu và hành muối, cuốn cùng bánh đa (được gọi là bánh tráng) kèm rất nhiều loại rau rừng hoặc rau thơm, đặc biệt là phải có lá cải đắng. Nước mắm có thể gia giảm tùy khẩu vị, nhưng đây cũng chính là điểm chốt để khách chọn quán, sau tay nghề đổ bột bánh xèo. Các quán bánh xèo nổi tiếng ở Sài Gòn thường kín khách vào xế chiều và tối. Thậm chí, việc khách bị xin lỗi không phục vụ vì hết chỗ diễn ra thường xuyên.
Thực đơn ăn xế nổi bật ở Sài Gòn còn có bánh xèo. Bánh xèo Sài Gòn khá đa dạng với nhiều kiểu của miền Trung hay miền Nam. Miền Trung thường khuôn bánh nhỏ, còn miền Nam thì khuôn bánh rất lớn. Nhưng cách ăn thì giống nhau. Bánh được chiên giòn trong khuôn, với nguyên liệu thập cẩm là Tôm, thịt các loại, rau, giá… Khi ăn, ăn cùng đồ chua, kiệu và hành muối, cuốn cùng bánh đa (được gọi là bánh tráng) kèm rất nhiều loại rau rừng hoặc rau thơm, đặc biệt là phải có lá cải đắng. Nước mắm có thể gia giảm tùy khẩu vị, nhưng đây cũng chính là điểm chốt để khách chọn quán, sau tay nghề đổ bột bánh xèo. Các quán bánh xèo nổi tiếng ở Sài Gòn thường kín khách vào xế chiều và tối. Thậm chí, việc khách bị xin lỗi không phục vụ vì hết chỗ diễn ra thường xuyên.

 

Sẽ rất thiếu sót nếu nói đến ăn xế ở Sài Gòn mà không kể đến món ốc. Ốc ở Sài Gòn đặc biệt đến mức, bất kỳ ai thích ăn ốc, và đã từng thưởng thức ốc tại đây đều cảm thấy những quán ốc nơi khác đều trở nên kém ngon hẳn. Nếu cần thưởng thức sự tinh tế của nước chấm, của nước sốt ốc, của gia vị nướng hay hấp hay xào hay chiên… đầu bếp của một số quán ốc Sài Gòn đều biết cách làm mê hoặc vị giác của người thưởng thức. Ốc Len xào dừa, Ốc Tỏi nướng muối ớt, Mực Sữa xào sa tế, Ốc Mỡ chiên bơ tỏi, Ốc Móng tay sên tiêu, Ốc Hương nướng đá… người nào từng thưởng thức những món ốc Sài Gòn, khi nghe xướng danh đều cảm giác nhớ da diết...
Sẽ rất thiếu sót nếu nói đến ăn xế ở Sài Gòn mà không kể đến món ốc. Ốc ở Sài Gòn đặc biệt đến mức, bất kỳ ai thích ăn ốc, và đã từng thưởng thức ốc tại đây đều cảm thấy những quán ốc nơi khác đều trở nên kém ngon hẳn. Nếu cần thưởng thức sự tinh tế của nước chấm, của nước sốt ốc, của gia vị nướng hay hấp hay xào hay chiên… đầu bếp của một số quán ốc Sài Gòn đều biết cách làm mê hoặc vị giác của người thưởng thức. Ốc Len xào dừa, Ốc Tỏi nướng muối ớt, Mực Sữa xào sa tế, Ốc Mỡ chiên bơ tỏi, Ốc Móng tay sên tiêu, Ốc Hương nướng đá… người nào từng thưởng thức những món ốc Sài Gòn, khi nghe xướng danh đều cảm giác nhớ da diết...

Còn vô vàn những món ăn khác nhau ở mảnh đất rực rỡ nắng và hồn hậu này. VnMedia sẽ tiếp tục cập nhật cùng các bạn trong những bài viết sắp tới.

Phương Nguyên