Những điều cần biết khi con có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ

07:08, 05/02/2016
|

(VnMedia) - Tự kỷ hiện nay được xem là bệnh lý thời đại ở trẻ em, khi mà những phương tiện giải trí cho trẻ em được nâng lên tầm cao mới, khi mà thời đại công nghiệp phát triển, đô thị hóa ngày càng làm cho con người bận rộn hơn… thì dường như sự giao tiếp ở trẻ càng trở nên khó khăn khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh rơi vào lo lắng.

Bác sỹ Phạm Vũ Quỳnh Trang - khoa Tâm l, Bệnh viện Nhi đồng 1 giải đáp một số thắc mắc giúp cha mẹ bớt những lo lắng và chú ý nhiều hơn việc chăm sóc hiệu quả cho những đứa trẻ có những biểu hiện về rối loạn phổ tự kỷ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tỷ lệ của trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ?

Ngày nay Tự kỷ không còn là mối lo của riêng ai, của một dân tộc hay một đất nước nào vì theo CDC ( Trung tâm kiểm soát dich - bệnh toàn cầu thì tỷ lệ của rối loạn phổ tự kỷ là 1/88 vào nghiên cứu 2008 so với con số 1/ 110 vào 2006) có nghĩa là còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ trẻ em bị bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh nan y như ung thư.

Đánh giá tự kỷ vào yếu tố nào của bản thân trẻ?

Vì tự kỷ là một khiếm khuyết về suốt đời về phát triển liên quan đến não bộ gây ảnh hưởng đa đạng đặc thù bằng 3 nhóm dấu hiệu tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và hành vi – cách trẻ chơi. Bên cạnh đó, trẻ gặp khó khăn khi đến trường vì không nói hoặc nói không ai hiểu, trẻ không làm theo lệnh thầy cô giáo, không tuân theo nội quy trường lớp, hay bị bắt nạt do không biết kết bạn, không diễn đạt được ý kiến và quan tâm của mình. Khoảng 62% trẻ có rối loạn tự lỷ bị chậm trí tuệ làm nặng thêm việc học ở lớp từ đó làm nặng thêm tiên lượng của trẻ. Vậy xét bản thân của trẻ thì khả năng ngôn ngữ và mức độ thông minh của trẻ là 2 yếu tố quan trọng giúp tiên lượng mức độ nặng của tình trạng rối loạn phổ tự kỷ.

Điều kiện nào giúp trẻ mau tiến bộ sau nếu được can thiệp?

Do đó việc CAN THIỆP SỚM trước 3 tuổi là vô cùng quan trọng và hiệu quả tốt dựa trên các điều kiện sau đây: khoảng cách giữa tuổi thật và tuổi phát triển của trẻ càng ít, thời điểm trẻ được can thiệp càng sớm và sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trị liệu và thầy cô giáo và phụ huynh cùng với sự chủ động tích cực áp dụng các chương trình can thiệp nhóm hay cá nhân cho trẻ.

Để hiểu rõ hơn về liệu trình can thiệp, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vai trò của từng thành viên trong nhóm đa ngành nhóm can thiêp sớm rối loạn tự kỷ để có những hơp tác tôt nhất:

Nhóm can thiệp trẻ tự kỷ

Giáo dục viên (GDV) đặc biệt: giáo dục viên đặc biệt sẽ đánh giá mức phát triên của trẻ tự kỷ tất cả các lĩnh vực và sau đó sẽ dựa vào đó để xây dựng một chương trình cá nhân với mục tiêu giúp trẻ phát triển tối ưu trong thờì gian tới. Với can thiệp cá nhân (CTCN), ngoài GDV, cha mẹ cũng có thể tham gia vào việc dạy trẻ các bài tậpp hàng ngày trong thời gian chăm sóc, chơi đùa bên cạnh trẻ. Sau đó, cha mẹ cần đánh giá lại CTCN mỗi 3-6 tháng để kịp thời cập nhật và bổ sung các yêu cầu hay vấn đề khác mới phát sinh của trẻ.

Nhà ngôn ngữ trị liệu: can thiệp cho trẻ tự kỷ có chậm nói hay nói không rõ nhưng điều quan trọng là vì khả năng hiểu hạn chế nên trẻ tự kỷ rất khó khăn để diễn đạt. Can thiệp hình thức cá nhân hay nhóm nhỏ hoặc tại lớp học. Mỗi trẻ sẽ có mục tiêu khác nhau, tùy theo năng khiếu của mỗi trẻ. Ví dụ: trẻ cải thiện giao tiếp qua ngôn ngữ nói, dấu hiệu, điệu bộ và hình ảnh.

Nhà hoạt động trị li: chuyên ngành này sẽ trang bị cho trẻ tự kỷ các kỹ năng về nhận thức, vận động nhằm giúp cho mỗi cá nhân trẻ tự lập và tham gia hơn nữa các sinh hoạt hàng ngày như chơi, học hỏi và các kỹ năng cơ bản như vệ sinh cá nhân, thay quần áo, ăn uống, cầm nắm, vẽ, kỹ năng xã hội.

Chuyên viên tâm vận động: hầu hết trẻ rối loạn tự kỷ đều có vấn đề hành vi vì kém hay quá nhạy cảm với môi trường qua các giác quan như nhìn, nghe, nếm, ngửi và sờ chạm. Vì thế can thiệp tâm vận động qua chương trình can thiệp cá nhân giúp trẻ yên hơn và củng cố những hành vi phù hợp, có ích hoặc giúp trẻ chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác một cách thuận lợi hơn.

Chuyên viên vật lý trị liệu: nếu trẻ tự kỷ có vấn đề thần kinh gây hạn chế về vận động như ngồi, bước đi, chạy và nhảy sẽ được cần được can thiệp vật lý trị liệu. Đầu tiên trẻ được đánh giá mức độ phát triển và khả năng của trẻ về sức cơ, thăng bằng và điều hợp. Sau đó trẻ được nhận ra những thách thức cần cải thiện và giúp trẻ qua những bài tập hoặc dụng cụ chình hình.

Nhân viên xã hội: trẻ tự kỷ phải đương đầu với khó khăn rất lớn về kỹ năng xã hội. Những năm gần đây, huấn luyện kỹ năng xã hội từng cá nhân một, hoặc nhóm đồng lứa tuổi đã trở thành cách can thiệp quen thuộc với thách thức đặc thù như trẻ bị bắt nạt, bị lạm dụng, hay không biết kết bạn, không thích nghi với sự thay đổi. Đối với Tự kỷ, những kỹ năng xã hội nên được triển khai song song với các kỹ năng đơn giản khác như giao tiếp bằng mắt, chu ý liên kết(chỉ ngón trỏ điều ưa thích và nhìn người thân cùng lúc). Mô hình kết hợp cán bộ chuyên ngành kể trên với nhân viên xã hội để nâng đỡ và hướng dẫn phụ huynh trong sinh hoạt câu lạc bộ để nhân rộng nguồn lực cho công việc can thiệp trẻ tự kỷ.

Dưới đây là những lời khuyên quan trọng khi phụ huynh chăm sóc con có rối loạn phổ tự kỷ để con mình có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, kỹ năng tự lập trong cuộc sống hằng ngày, kỹ năng kết bạn và giao tiếp với người khác tốt nhất.

- Học cách biện hộ tốt nhất cho con bạn, tận dụng tất cả các cơ hội, dịch vụ sẵn có trong bệnh viện, nhà trường và cộng đồng. Do đó phụ huynh có thể liên lạc với nhà chuyên môn để được cung cấp và hướng dẫn rõ những thông tin cần thiết. Phụ huynh nên tập hợp những điểm mạnh của những người mà bạn gặp được (biết đàn, hát, biết may, chơi thể thao như đá banh, tập xe đạp, nấu ăn, có đất xây trường, có xe hơi đưa phụ huynh địa phương đi dự câu lạc bộ…)

- Hãy quản lý sự giận dữ của bạn nhằm vào cách giảm sự căng thẳng, chán nản hay giảm các hành vi của trẻ hơn là nhắm vào những người thân yêu của mình. Khi thấy chồng/vợ của mình cãi nhau về những vấn đề liên quan đến tự kỷ, không nên nổi khùng vào ai khác vì tình trạng của con đã làm cho chúng ta đau khổ thật nhiều. Hãy cố gắng giữ cân bằng về bề ngoài của một người trưởng thành cảm xúc.

-Thay vì cảm thấy mặc cả tội lỗi của bản thân hoặc đổ lỗi cho chồng/vợ, phụ huynh nên nói về chúng. Bạn có thể vừa cảm thấy buồn vừa giận dữ. Quan trọng là tất cả những cảm xúc này đều được tôn trọng nhưng nếu phụ huynh luôn âu sầu hoặc căng thẳng thì không thể sáng suốt thấy những tiềm năng của con để tạo cơ hội cho trẻ nhiều nhất.

- Mỗi thành công của trẻ tự kỷ đều có ý nghĩa dù chỉ là từng bước nhỏ một, hãy khen và tự hào công sức của con về điều này. Hãy tập trung để giúp trẻ mở rộng tiềm năng và cơ hội thay vì so sánh con với một bạn phát triển điển hình khác. Yêu thương trẻ vì những gì trẻ hiện có chứ không phải vì những điều chúng sẽ có trong lương lai.

- Hãy liên lạc với những tổ chức làm việc về tự kỷ trong cộng đồng. Không nên xem nhẹ sức mạnh của cộng đồng. Bạn có khả năng nổi trội trong một nhóm nhưng không thể làm việc đơn lẻ, một mình. Do đó bạn nên làm bạn với những phụ huynh khác cũng có con bị rối loạn phổ tự kỷ. Gặp gỡ họ, bạn sẽ được nâng đỡ những thử thách hằng ngày của bạn. Tham gia vào nhiệm vụ biện hộ cho trẻ tự kỷ sẽ mang lại sức mạnh và tính chủ động.


Ý kiến bạn đọc