Những khu vực cấm trên thế giới có tiền cũng không đến được

06:49, 24/03/2017
|
(VnMedia)- Dù bạn là tỷ phú, bạn sẵn sàng chi tiền để đến những nơi này du lịch, tuy nhiên, bạn có chi trả số tiền lớn bao nhiêu đi nữa, bạn cũng không thể đến được những nơi này. Đó là đảo rắn ở Brazil, đảo Bắc Sentinel, đảo Gruinard Scotland.
 
Nỗi ám ảnh kinh hoàng: Đảo Rắn Đảo Rắn, hay còn gọi là Ilha de Queimada Grande, được biết đến như kỳ quan chết người của mẹ thiên nhiên. Nằm cách bờ biển São Paulo, Brazil 32 km, hòn đảo là nơi cư trú của những loài rắn khủng khiếp nhất từng tồn tại trên trái đất. Rất nhiều người biết đến hung danh của hòn đảo, nhưng chẳng mấy ai dám bước vào. Thậm chí đã có người đến Đảo Rắn để khám phá nhưng chỉ một vài người sống sót trở ra. Các nhà khoa học đã ước tính Đảo Rắn là nơi sinh sống của hơn 4.000 loài rắn, phần lớn trong đó là những loài khủng khiếp nhất từng tồn tại trên trái đất.
Nỗi ám ảnh kinh hoàng: Đảo Rắn Đảo Rắn, hay còn gọi là Ilha de Queimada Grande, được biết đến như kỳ quan chết người của mẹ thiên nhiên. Nằm cách bờ biển São Paulo, Brazil 32 km, hòn đảo là nơi cư trú của những loài rắn khủng khiếp nhất từng tồn tại trên trái đất. Rất nhiều người biết đến hung danh của hòn đảo, nhưng chẳng mấy ai dám bước vào. Thậm chí đã có người đến Đảo Rắn để khám phá nhưng chỉ một vài người sống sót trở ra. Các nhà khoa học đã ước tính Đảo Rắn là nơi sinh sống của hơn 4.000 loài rắn, phần lớn trong đó là những loài khủng khiếp nhất từng tồn tại trên trái đất. (Ảnh: atlaobscura)
Một trong số đó phải kể tới rắn hổ đầu vàng, loài rắn nguy hiểm nhất thế giới có thể giết người chỉ trong chưa đầy một tiếng. Nọc độc của nó có thể gây xuất huyết não, suy thận hoặc thậm chí làm tan chảy thịt người. Đây là loài chỉ xuất hiện trên Đảo rắn ở Brazil. Hòn đảo cũng là nơi tập trung những loài rắn độc nhất thế giới.
Một trong số đó phải kể tới rắn hổ đầu vàng, loài rắn nguy hiểm nhất thế giới có thể giết người chỉ trong chưa đầy một tiếng. Nọc độc của nó có thể gây xuất huyết não, suy thận hoặc thậm chí làm tan chảy thịt người. Đây là loài chỉ xuất hiện trên Đảo rắn ở Brazil. Hòn đảo cũng là nơi tập trung những loài rắn độc nhất thế giới. (Ảnh: atlaobscura)

Người dân Brazil có rất nhiều câu chuyện xoay quanh chuyện rắn giết người. Trong đó hai câu chuyện nổi tiếng nhất: Một ngư dân vô tình lạc vào đảo để lấy chuối và bị rắn cắn. Khi quay trở lại thuyền, ông ngay lập tức bị khuất phục trước nọc độc của rắn. Một thời gian sau, người ta tìm thấy con thuyền của ông nhưng chỉ còn lại một vũng máu lớn. Câu chuyện thứ hai kể về người canh hải đăng và gia đình. Một đêm, những con rắn đã bò qua cửa sổ vào nhà để tấn công ông, người vợ và ba đứa con. Họ đã cố gắng chạy về phía thuyền nhưng không kịp. Cả gia đình đều chết giữa bầy rắn. Chính phủ Brazil hiện tuyên bố hòn đảo như vùng đất cấm đối với con người. Sự đe dọa đáng sợ từ loài rắn đã khiến con người không thể đến đây sinh sống. Ngọn hải đăng tự động là sự hiện diện duy nhất trên đảo và được bảo trì một lần/ năm.
Người dân Brazil có rất nhiều câu chuyện xoay quanh chuyện rắn giết người. Trong đó hai câu chuyện nổi tiếng nhất: Một ngư dân vô tình lạc vào đảo để lấy chuối và bị rắn cắn. Khi quay trở lại thuyền, ông ngay lập tức bị khuất phục trước nọc độc của rắn. Một thời gian sau, người ta tìm thấy con thuyền của ông nhưng chỉ còn lại một vũng máu lớn. Câu chuyện thứ hai kể về người canh hải đăng và gia đình. Một đêm, những con rắn đã bò qua cửa sổ vào nhà để tấn công ông, người vợ và ba đứa con. Họ đã cố gắng chạy về phía thuyền nhưng không kịp. Cả gia đình đều chết giữa bầy rắn. Chính phủ Brazil hiện tuyên bố hòn đảo như vùng đất cấm đối với con người. Sự đe dọa đáng sợ từ loài rắn đã khiến con người không thể đến đây sinh sống. Ngọn hải đăng tự động là sự hiện diện duy nhất trên đảo và được bảo trì một lần/ năm. (Ảnh: atlaobscura)
Nằm trong vịnh Bengal, đảo bắc Sentinel thuộc Ấn Độ đến nay vẫn còn là bí ẩn, mặc dù hòn đảo này được cho là có người sinh sống từ khoảng 60.000 năm qua. Người Sentinelese đã từng giết chết hai ngư dân đánh cá vào năm 2006, tấn công máy bay hay trực thăng khảo sát bằng cách bắn mũi tên lửa và ném đá.  Rất ít người biết về bộ tộc Sentinelese, ngôn ngữ của họ, các tập tục và hòn đảo nơi họ sinh sống. Nơi đây quá nguy hiểm và bất cứ ai có ý định tiếp cận đều nhận được thái độ thù địch. Điều đó có nghĩ, hiếm có bức ảnh nào chụp cận cảnh họ, còn video thì gần như không có. Phần lớn các ảnh chụp và video quý hiếm đều có chất lượng thấp. Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo phía bắc Sentinael dường như thật thơ mộng với những bãi biển tuyệt vời và một khu rừng bí ẩn khêu gợi trí tò mò. Nhưng khách du lịch hay ngư dân không thể đặt chân tới đây bởi hòn đảo ở Ấn Độ Dương này chỉ dành riêng cho những cư dân đáng sợ của nó.  Nếu tiếp cận quá gần với hòn đảo phía bắc Sentinael, bạn có nguy cơ bị tấn công bởi các thành viên của bộ lạc bí ẩn, những người đã từ chối nền văn minh hiện đại và không thích tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ảnh: Internet.

Nằm trong vịnh Bengal, đảo bắc Sentinel thuộc Ấn Độ đến nay vẫn còn là bí ẩn, mặc dù hòn đảo này được cho là có người sinh sống từ khoảng 60.000 năm qua. Người Sentinelese đã từng giết chết hai ngư dân đánh cá vào năm 2006, tấn công máy bay hay trực thăng khảo sát bằng cách bắn mũi tên lửa và ném đá. Rất ít người biết về bộ tộc Sentinelese, ngôn ngữ của họ, các tập tục và hòn đảo nơi họ sinh sống. Nơi đây quá nguy hiểm và bất cứ ai có ý định tiếp cận đều nhận được thái độ thù địch. Điều đó có nghĩ, hiếm có bức ảnh nào chụp cận cảnh họ, còn video thì gần như không có. Phần lớn các ảnh chụp và video quý hiếm đều có chất lượng thấp. Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo phía bắc Sentinael dường như thật thơ mộng với những bãi biển tuyệt vời và một khu rừng bí ẩn khêu gợi trí tò mò. Nhưng khách du lịch hay ngư dân không thể đặt chân tới đây bởi hòn đảo ở Ấn Độ Dương này chỉ dành riêng cho những cư dân đáng sợ của nó. Nếu tiếp cận quá gần với hòn đảo phía bắc Sentinael, bạn có nguy cơ bị tấn công bởi các thành viên của bộ lạc bí ẩn, những người đã từ chối nền văn minh hiện đại và không thích tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ảnh: Internet.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hòn đảo nhỏ phía bắc Scotland này đã được chính phủ Anh sử dụng để thử nghiệm vũ khí sinh học. Những cuộc thí nghiệm đã được thực hiện trên hòn đảo không có người sinh sống bằng cách sử dụng vi khuẩn bệnh than, tiêu hủy hàng trăm con cừu. Hòn đảo bị cách ly với những khu vực khác trong nhiều năm. Đến những năm 80 của thế kỷ 20, hòn đảo này được khử độc bằng cách rải hàng trăm tấn pho-man-đê-hit (formaldehyde) - một chất độc hại khác.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hòn đảo nhỏ phía bắc Scotland này đã được chính phủ Anh sử dụng để thử nghiệm vũ khí sinh học. Những cuộc thí nghiệm đã được thực hiện trên hòn đảo không có người sinh sống bằng cách sử dụng vi khuẩn bệnh than, tiêu hủy hàng trăm con cừu. Hòn đảo bị cách ly với những khu vực khác trong nhiều năm. Đến những năm 80 của thế kỷ 20, hòn đảo này được khử độc bằng cách rải hàng trăm tấn pho-man-đê-hit (formaldehyde) - một chất độc hại khác. Ảnh internet.

 Trúc Dân

 


Ý kiến bạn đọc