Hành động bất thường, máy bay ném bom Nga khiến Mỹ "dựng tóc gáy"

10:48, 22/04/2017
|

(VnMedia) - Chiến đấu cơ của Mỹ và Canada đã phải cất cánh khẩn cấp để đi chặn một loạt máy bay ném bom và máy bay trinh sát của Nga khi chúng tiếp tục tiến ngày một gần đến Alaska của Mỹ.

Giới chức quốc phòng Mỹ hôm qua (21/4) cho biết, lực lượng chiến đấu cơ của Mỹ và Canada đã được lệnh cất cánh khẩn cấp để đi chặn hai chiếc máy bay ném bom TU-95 “Bear” của Nga đêm hôm 20/4. Đây là đêm thứ tư liên tiếp máy bay Nga áp sát bờ biển Alaska của Mỹ.

Thứ Hai (17/4) là lần đầu tiên trong vòng hơn hai năm trở lại đây máy bay quân sự của Nga bay áp sát lục địa Mỹ. Khi hai chiếc máy bay ném bom TU-95 của Nga đi vào khu vực cách đảo Kodiak về phía nam trong phạm vi 100 hải lý, chúng đã bị hai chiếc chiến đấu cơ F-22 và một chiếc máy bay cảnh báo sớm E-3 của Không quân Mỹ chặn lại. Một máy bay tuần tra hàng hải IL-38 của Nga cũng đi vào vùng phòng không của Mỹ hôm 17/4 nhưng đã nhanh chóng quay trở lại và không bị máy bay Mỹ đánh chặn.

Máy bay ném bom TU-95 của Nga
Máy bay ném bom TU-95 của Nga
Máy bay ném bom TU-95 của Nga đã 4 đêm liên tiếp áp sát bờ biển Mỹ
Máy bay ném bom TU-95 của Nga đã 4 đêm liên tiếp áp sát bờ biển Mỹ
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục Thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950, trang bị cho không quân Liên Xô.
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục Thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950, trang bị cho không quân Liên Xô.
Trải qua hơn 70 năm phục vụ, loại máy bay này vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong không quân Nga. Với kỷ lục đó, Tu-95MS được coi là máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt duy nhất và lớn nhất thế giới còn hoạt động.
Trải qua hơn 70 năm phục vụ, loại máy bay này vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong không quân Nga. Với kỷ lục đó, Tu-95MS được coi là máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt duy nhất và lớn nhất thế giới còn hoạt động.
Tu-95 có khả năng mang tải lớn, sức tấn công hủy diệt mạnh mẽ, tốc độ cao.
Tu-95 có khả năng mang tải lớn, sức tấn công hủy diệt mạnh mẽ, tốc độ cao.
Máy bay tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm IL-38 của Nga
Máy bay tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm IL-38 của Nga
Mỹ đã phái máy bay cảnh báo sớm E-3 của Không lực đi chặn các máy bay của Nga
Mỹ đã phái máy bay cảnh báo sớm E-3 của Không lực đi chặn các máy bay của Nga
Chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-22 của Mỹ
Chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-22 của Mỹ
Mỹ đã phải cử những chiếc chiến đấu cơ mạnh như F-22 đi chặn máy bay Nga
Mỹ đã phải cử những chiếc chiến đấu cơ mạnh như F-22 đi chặn máy bay Nga

Hôm thứ Ba (18/4), trong lần thứ hai, hai chiếc máy bay ném bom TU-95 Bear của Nga đã bay theo con đường dọc quần đảo Aleutian, hướng về phía đông bắc thẳng tới lục địa Mỹ. Mỹ đã cử một chiếc máy bay cảnh báo sớm E-3 của Không lực cất cánh khẩn cấp từ Căn cứ Không quân Elemendorf ở Anchorage đi chặn hai máy bay ném bom của Nga ở ngoài khơi bờ biển Alaska. Chiếc máy bay của Mỹ đã bám sát hai máy bay ném bom của Nga trong nhiều giờ trước khi chúng quay đầu rời đi.

Tiếp đó, ngày 19/4, một máy bay tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm IL-38 của Nga được phát hiện ở khu vực tương tự, khiến máy bay Mỹ tiếp tục phải bám đuổi theo máy bay Nga.

Dù các máy bay Nga không đi vào không phận của Mỹ hay Canada nhưng chúng đã đi vào Vùng Nhận diện Phòng không. Đây là khu vực vượt qua ngoài lãnh hải của Mỹ và Canada. Vùng Nhận diện Phòng không của Mỹ là khu vực trải rộng 200 hải lý (370km) tính từ đường bờ biển của Mỹ. Những chiếc máy bay không xác định được yêu cầu cung cấp danh tính khi đi qua khu vực này. Việc máy bay ném bom Nga liên tục áp sát bờ biển Mỹ là hành động rất bất thường bởi người ta đã không còn thấy hành động như vậy kể từ năm 2015. Những chuyến bay mới nhất nói trên của Nga cũng có thể báo hiệu sự trở lại “chiến trường” quốc tế của những chiếc máy bay ném bom có khả năng hạt nhân 60 tuổi đời sau khi toàn bộ phi đội này ngừng bay năm 2015 vì một loạt tai nạn.

Trong vài năm qua, Moscow thường xuyên chơi trò “mèo vờn chuột” ở tốc độ cao với các máy bay và tàu hải quân của Mỹ và NATO ở hai khu vực Biển Đen và Biển Baltic. Tuy nhiên, những cuộc vờn đuổi như vậy ở gần Alaska đã vắng bóng từ năm 2014, một quan chức Mỹ cho biết.

Không rõ mục đích của Nga là gì khi liên tiếp 4 đêm phái máy bay ném bom đi áp sát bờ biển Mỹ. Tuy nhiên, những phi công Nga vẫn áp dụng các chiến thuật tương tự như trong cuộc chơi “mèo vờn chuột” ở Biển Đen và Biển Baltic. Ở đó, các máy bay NATO thường xuyên phải cất cánh khẩn cấp đi chặn máy bay Nga lượn lờ quanh không phận của các nước thành viên NATO.

Ở khu vực Baltic, ngay ngoài khơi bờ biển của các nước thành viên NATO Estonia, Latvia, và Lithuania, máy bay quân sự Nga đã bị chiến đấu cơ của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương chặn 110 lần trong năm 2016. Tuy nhiên, con số này đã giảm so với con số 160 lần được thiết lập năm 2015.

Những cuộc đối đầu giữa máy bay và tàu hải quân của Nga với lực lượng NATO và Mỹ đang leo thang liên tục trong vài năm trở lại đây khi quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine và Syria.

Kiệt Linh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc