Chiến hạm tối tân nhất của Nga bị đối thủ thách thức giữa biển

09:35, 27/12/2017
|

(VnMedia) - Tàu HMS St Albans của Hải quân Hoàng gia Anh đã bám theo tàu khu trục tên lửa tối tân mang tên Đô đốc Gorshkov của Nga khi con tàu này đi qua khu vực gần lãnh hải của Anh ở Biển Bắc trong Ngày Noel.

Tàu Đô đốc Gorshkov - tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tối tân nhất, đã đi qua Biển Bắc ngoài khơi bờ biển nước Anh, khiến Hải quân Hoàng gia Anh phải điều động tàu chiến HMS St Albans đi “theo dõi” chiến hạm của Nga bởi nó đi qua khu vực gần sát lãnh hải của Anh.

Theo những bức ảnh được Hải quân Hoàng gia Anh chụp từ trên không và được công bố, hai chiến hạm của Anh và Nga đã đi sát gần nhau. Tàu HMS St Albans - một tàu khu trục thuộc lớp Type 23, còn điều một trực thăng đi giám sát “nhất cử nhất động” của chiến hạm Nga.

Tàu HMS St Albans của Hải quân Hoàng gia Anh đã bám theo tàu khu trục tên lửa tối tân mang tên Đô đốc Gorshkov của Nga
Tàu HMS St Albans của Hải quân Hoàng gia Anh đã bám theo tàu khu trục tên lửa tối tân mang tên Đô đốc Gorshkov của Nga
Hai chiến hạm của Anh và Nga đã đối đầu ở khoảng cách rất gần. Điều này cho thấy sự quyết liệt của Hải quân Hoàng gia Anh trong hành động chặn tàu chiến Nga
Hai chiến hạm của Anh và Nga đã đối đầu ở khoảng cách rất gần. Điều này cho thấy sự quyết liệt của Hải quân Hoàng gia Anh trong hành động chặn tàu chiến Nga
Hình ảnh này được cho là chụp từ trên không
Hình ảnh này được cho là chụp từ trên không
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson tuyên bố ông không ngần ngại trong các hành động nhằm bảo vệ vùng lãnh hải của Anh
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson tuyên bố ông không ngần ngại trong các hành động nhằm bảo vệ vùng lãnh hải của Anh
Hình ảnh thủy thủ của Anh trên tàu HMS St Albans khi con tàu này đang bám sát theo chiến hạm của Nga
Hình ảnh thủy thủ của Anh trên tàu HMS St Albans khi con tàu này đang bám sát theo chiến hạm của Nga
Trên chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh
Trên chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu HMS St Albans của Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu HMS St Albans của Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu Đô đốc Gorshkov của Nga
Tàu Đô đốc Gorshkov của Nga

Tàu Đô đốc Gorshkov đang trong quá trình được thử nghiệm ngoài hơi xa. Con tàu này thường xuyên đi lại giữa Biển Trắng ngoài khơi bờ biển phía bắc của Nga và vùng Baltic. Tuy nhiên, lần này, tàu Đô đốc Gorshkov đã khiến quân đội Anh phải đáp trả bằng một thông điệp dường như là hơi quá khoa trương.

“Tôi sẽ không ngần ngại thực hiện các hành động bảo vệ vùng lãnh hải của chúng tôi và cũng sẽ không dung thứ cho bất kỳ hình thức gây hấn nào. Anh sẽ không bao giờ bị dọa cho sợ trong vấn đề bảo vệ đất nước, người dân và lợi ích quốc gia của chúng tôi”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết trong một tuyên bố.

Nga có một tàu sân bay mang tên Đô đốc Gorshkov. Tuy nhiên, chiếc tàu Đô đốc Gorshkov vừa có cuộc đối đầu với chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh là tàu chiến mới nhất được đóng cho Hải quân Nga. Con tàu này được hạ thủy năm 2010 ở St. Petersburg và dự kiến sẽ được đưa vào biên chế của Hải quân Nga vào cuối năm. Tàu khu trục tối tân của Nga được trang bị súng cỡ nòng 130mm và các tên lửa P-800 Oniks, Kalibr.

Hải quân Hoàng gia Anh nhiều lần khoe rằng, họ đã chặn thành công các tàu chiến nổi và tàu ngầm của Nga khi chúng đi qua vùng lãnh hải quốc tế.

Quan hệ giữa Nga và Anh rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sau khi xảy ra vụ một nhà hoạt động đối lập của Nga - Alexander Litvinenko bị ám sát ở Anh. Mối quan hệ này tiếp tục xấu đi hơn nữa khi Nga tăng cường chiến dịch quân sự ở Syria và phối hợp với quân đội của Tổng thống Assad đánh bom Aleppo.

Quan hệ giữa Nga và Anh vẫn căng thẳng sau khi Ngoại trưởng Anh Boris Johnson và người đồng cấp Anh Sergey Lavrov hồi tuần trước thừa nhận “những khó khăn” trong mối quan hệ song phương.

Ngoại trưởng Lavrov nói rằng, mối quan hệ Nga-Anh “đang ở mức rất thấp” và điều này “không phải là một bí mật”. Ông Lavrov còn nhấn mạnh thêm, ông không nghĩ tình trạng xấu đi trong quan hệ Nga-Anh là do lỗi của Moscow.

Tháng 8 năm ngoái, ông Johnson từng phát biểu, Anh phải “bình thường hóa” quan hệ với Nga sau nhiều năm thù địch. Tuy nhiên, những diễn biến trong thời gian qua cho thấy, mối quan hệ này vẫn khó được cải thiện.

Mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây đã bắt đầu rơi vào căng thẳng kéo dài kể từ sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea và Moscow bị cáo buộc hậu thuẫn cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine. NATO liên tục tăng cường sự hiện diện quân sự ở Ba Lan và các nước Baltic, khiến Nga không khỏi tức giận và bất an.

Đáp lại, Nga cũng tăng cường các hoạt động quân sự ở gần các nước Châu Âu nhằm mục đích răn đe các nước đang đối đầu với họ. Việc Nga tăng cường cho chiến hạm của mình đi lại gần những vùng lãnh hải của các nước Châu Âu, trong đó của Anh, đương nhiên là khiến các nước này lo ngại. Những cuộc đối đầu giữa chiến hạm của Nga với các nước thuộc NATO ngày càng diễn ra thường xuyên hơn.

Kiệt Linh (tổng hợp)