Nga triển khai tàu chiến vô đối khiến kẻ thù kinh sợ

10:53, 05/12/2017
|

(VnMedia) - Người phát ngôn của Hải quân Nga – Đại tá Igor Dygalo cho biết, một con tàu hộ tống lớp Buyan mới sẽ gia nhập lực lượng trước cuối năm nay. 

“Tàu hộ tống mới nhất Vyshny Volochek thuộc lớp Buyan-M – Đề án 21631 được chế tạo tại xưởng Zeleny Dol sẽ được biên chế cho Hải quân trước cuối năm 2017 sau khi hoàn tất mọi đợt thử nghiệm”, ông Igor cho hay.

Chuẩn Đô đốc Hải quân Nga – ông Victor Bursuk từng cho biết, tàu chiến này dự kiến sẽ hoàn tất các đợt thử nghiệm trên biển cấp quốc gia trong thời gian sắp tới.

Chỉ mới được đưa vào biên chế Hải quân Nga không lâu (tháng 3-2013) nhưng tàu tên lửa cỡ nhỏ loại "Buyan-M", thuộc đề án 21631, có lượng giãn nước vẻn vẹn 949 tấn đã chứng tỏ một chân lý là: “Nhỏ không có nghĩa là yếu”.

Buyan-M là tàu hộ tống nhỏ đa mục đích mới nhất của Hải quân Nga thiết kế để tác chiến chống các tàu nổi (không phải tàu ngầm) và được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Almaz, St Petersburg. Tàu có kích thước nhỏ, thiết kế góc cạnh và được phủ một lớp sơn hấp thụ sóng đặc biệt cho khả năng tàng hình trước các hệ thống radar của đối phương.

Tàu hộ tống tên lửa lớp Buyan-M là một biến thể nâng cấp từ loại tàu tuần tra Project 21360 ở một số hệ thống điện tử, vũ khí mạnh và thiết kế lại cấu trúc thân tàu.

Tuy chỉ có lượng giãn nước 950 tấn nhưng tàu hộ tống hạm Buyan-M lại được trang bị những hệ thống vũ khí hiện đại bậc nhất của Hải quân Nga và trên thế giới hiện nay.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị 1 bệ phóng tên lửa phòng không, với 12 đạn tên lửa Igla-1M (3M-47 Gibka) sẵn sàng chiến đấu. Tên lửa Igla-1M có thể tiêu diệt hiệu quả các loại mục tiêu trên không trong cự li tới 15km.

Tàu chiến lớp Buyan-M sử dụng pháo hạm 100mm A-190 có thiết kế góc cạch, tăng khả năng tàng hình trước radar cho tổng thể con tàu. Pháo A-190 đạt tầm bắn hiệu quả 23km, tốc độ bắn 80 phát/phút.

Đặc biệt, để chống lại các mối đe dọa tên lửa chống hạm của đối phương, Buyan-M sử dụng tổ hợp phòng thủ tầm gần 12 nòng 30mm AK-630M-2 Duet, pháo có tốc độ bắn lên tới 10.000 phát/phút.

Tàu hộ tống Buyan-M có chiều dài 74m, rộng 2,6m, cao 11m. Tàu được vận hành bởi có thể di chuyển với tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, bán kính hoạt động 1.500 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 10 ngày.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị các vũ khí nhẹ hơn là hai súng phóng lựu cỡ nòng lớn và ba khẩu súng máy 7,62 mm.

Tàu "Buyan-M" thuộc loại tàu hộ tống hoặc còn gọi là tàu hộ vệ hạng nhẹ hay khinh hạm, với lượng giãn nước vẻn vẹn 949 tấn.Tốc độ tối đa của "Buyan" là 25 hải lý/h, có thể di chuyển liên tục không ngừng trong 10 ngày và thủy thủ đoàn chỉ có 30 người, .

Vũ khí tấn công chủ lực của tàu hộ tống Buyan-M là 8 tên lửa hành trình Kalibr đặt trong các ống phóng thẳng đứng. Tổ hợp Kalibr trên tàu chiến Buyan-M được trang bị hai loại đạn tên lửa gồm: Đạn chống hạm 3M-54T đạt tầm bắn phóng 440-660km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,9, mang đầu đạn 200kg; đạn đối đất 3M-14T đạt tầm bắn 1.500-2.500km, tốc độ cận âm Mach 0,8, mang đầu đạn 450kg. Tùy từng nhiệm vụ tác chiến mà một hoặc cả hai loại tên lửa sẽ được lắp vào bệ phóng thẳng đứng.

Việc tàu chiến lớp Buyan-M bắn tên lửa Kalibr đã đánh dấu việc Mỹ mất đi vị thế độc tôn tấn công tầm xa với tên lửa Tomahawk lừng danh. Washington không khỏi choáng váng bởi lâu nay họ vẫn nghĩ Nga không thể có tên lửa hành trình tầm bắn lên tới 1.500km.

Trong khi, tên lửa Tomahawk chỉ có thể triển khai trên tàu chiến Aegis cỡ 9.000-10.000 tấn hoặc tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn thì Kalibr có thể tích hợp trên tàu cỡ nhỏ. Cụ thể, các tàu chiến lớp Buyan-M chỉ có lượng giãn nước chưa tới 1.000 tấn. Đây rõ ràng là bước đột phá về công nghệ và nghệ thuật tác chiến hải quân của lực lượng Nga. Các tàu chiến nhỏ sở hữu khả năng tấn công không hề thua kém tàu chiến cỡ lớn.

Tuy là các tàu nhỏ nhưng chúng có khả năng mang tới mỗi tàu 8 tên lửa 3M-14T và 3M-54T, trong các bệ phóng thẳng đứng UKSK - một loại bệ phóng đa năng, có thể phóng cả các tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Oniks.

Để đối phó với những cuộc tấn công từ trên không, có hai bệ phóng tên lửa phòng không tầm gần/thấp Igla-M. Hệ thống điện tử của tàu Buyan-M có thể theo dõi và phân tích đến 256 mục tiêu và tạo ra hàng loạt loại nhiễu, đảm bảo khâu ngụy trang tàu.

Hệ thống điện tử của tàu gồm radar trinh sát MR-352 Pozitiv-M1.2, radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel và radar hàng hải MR-231. Đặc biệt phiên bản xuất khẩu còn có thể trang bị thêm sonar Anapa-ME và tên lửa chống ngầm 91RTE2.

Đan Khanh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc