Vũ Trần tái dựng vở Tô Ánh Nguyệt phiên bản kịch cùng bolero

10:15, 08/08/2017
|

(VnMedia) - Những đứa con oan nghiệt, Tắt lửa lòngTô Ánh Nguyệt - những tác phẩm vang bóng một thời - đã được đạo diễn Xuân Trang, Ngọc Duyên và Vũ Trần cảm tác và dàn dựng lại trong đêm thi thứ 12 của Kịch cùng Bolero có chủ đề Ký ức vàng son.

Đêm thi vừa phát sóng vào tối ngày 07/8 trên kênh THVL1 đã quyết định hai đạo diễn bước vào vòng chung kết xếp hạng. Giám khảo của đêm thi là NSƯT Công Ninh, NSƯT Kim Xuân, danh ca Phương Dung và đạo diễn Việt Trinh.

Đạo diễn Xuân Trang – Tác phẩm “Những đứa con oan nghiệt” 

Đạo diễn Xuân Trang mở màn với tác phẩm Những đứa con oan nghiệt, cảm tác từ kịch bản cùng tên của soạn giả Doãn Hoàng Giang. Đây là một tác phẩm sân khấu có tính giáo dục sâu sắc, đề cao phương pháp giáo dục nhân cách và môi trường giáo dưỡng trong mỗi gia đình. Tác phẩm lấy bối cảnh xa xưa, thời mà con người tha hóa vì đồng tiền, đạo đức xã hội xuống cấp.

Đêm thi mở màn với bối cảnh thời xa xưa trong tác phẩm Những đứa con oan nghiệt của đạo diễn Xuân Trang, cảm tác từ kịch bản cùng tên của soạn giả Doãn Hoàng Giang.
Đêm thi mở màn với bối cảnh thời xa xưa trong tác phẩm Những đứa con oan nghiệt của đạo diễn Xuân Trang, cảm tác từ kịch bản cùng tên của soạn giả Doãn Hoàng Giang.

Nữ giám khảo Việt Trinh đã nhiều lần rơi nước mắt. Chị nói: “Mỗi cách dàn dựng của mỗi đạo diễn khác nhau, nhưng cách dàn dựng nào chạm được đến trái tim người xem mới là cách dàn dựng tuyệt vời nhất. Và hôm nay Xuân Trang đã làm được điều đó. Cách dàn dựng ngắn gọn, súc tích mà quá hay! Diễn viên của em diễn xuất thần!”. 

Tác phẩm đã chạm đến được trái tim người xem, khiến nữ giám khảo Việt Trinh đã nhiều lần rơi nước mắt.
Tác phẩm đã chạm đến được trái tim người xem, khiến nữ giám khảo Việt Trinh đã nhiều lần rơi nước mắt.

Đạo diễn Xuân Trang chia sẻ lý do anh chọn kịch bản “Những đứa con oan nghiệt” là vì ngày xưa bố mẹ anh (NSƯT Minh Châu và nghệ sĩ Thanh Xuân) từng là diễn viên tham gia đóng trong vở này (phiên bản cải lương). Và NSND Hồng Vân – người nâng đỡ Xuân Trang vào nghề chính là đạo diễn dàn dựng vở cải lương đó. Anh muốn dàn dựng lại vở kịch để tri ân bố mẹ quá cố và NSND Hồng Vân. 

Đạo diễn Ngọc Duyên – Tác phẩm “Tắt lửa lòng”

Tác phẩm của nữ đạo diễn Ngọc Duyên mang tên Tắt lửa lòng, cảm tác từ tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, được giới thiệu lần đầu tiên năm 1933. Tác phẩm nhanh chóng phổ biến và được chuyển thể thành kịch và nhạc. Soạn giả Trần Hữu Trang cũng đã biên kịch lại và chuyển thể lại thành vở cải lương "Lan và Điệp" vào năm 1936. Và cái tên "Lan và Điệp" trở thành huyền thoại từ đó. 

Tác phẩm của nữ đạo diễn Ngọc Duyên mang tên Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan trước đó đã trở thành huyền thoại trong khán giả với bản chuyển thể cải lương
Tác phẩm của nữ đạo diễn Ngọc Duyên mang tên Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan trước đó đã trở thành huyền thoại trong khán giả với bản chuyển thể cải lương "Lan và Điệp".

Tiết mục của đạo diễn Ngọc Duyên được đánh giá cao về bối cảnh sân khấu. Chị mượn 3 ca khúc Lan và Điệp (1, 2, 3) với sự thể hiện của Quang Thảo và Hạnh Nguyên để diễn tả và tóm lược nội dung câu chuyện. Đặc biệt, Ngọc Duyên đã thực hiện màn “tráo người” thật ngoạn mục trên sân khấu. Lúc nhân vật Lan ngã xuống hồ nước là do diễn viên Hạnh Nguyên đóng nhưng đến khi nhân vật Điệp phát hiện và bế cô lên, không ai nghi ngờ nữ diễn viên lúc này đã được thay thế, đến khi Hạnh Nguyên xuất hiện ở phía trước sân khấu để diễn tả hình ảnh Lan trong hồi ức thì mọi người đều bất ngờ và thán phục không biết nữ đạo diễn đã “tráo” người lúc nào.

Tiết mục của đạo diễn Ngọc Duyên được đánh giá rất cao về bối cảnh sân khấu.
Tiết mục của đạo diễn Ngọc Duyên được đánh giá rất cao về bối cảnh sân khấu. 

Nhận xét chung về tiết mục, NSƯT Kim Xuân cho rằng tiết mục của Ngọc Duyên giống như một tiết mục ca nhạc kịch hơn là 1 câu chuyện kịch. Chị cũng cảm thấy tiếc vì hình ảnh nhân vật Lan xoay lưng thay áo dài sang áo nâu trầm và mái tóc dài không được khéo léo và hợp lý. Đạo diễn Ngọc Duyên lý giải nhân vật Lan trong câu chuyện chưa xuất gia mà chỉ mới lên chùa làm công quả nên chưa xuống tóc và trùm khăn. NSƯT Kim Xuân tiếp tục bắt lỗi bởi nếu đúng như giải thích của Ngọc Duyên thì cô nên bỏ chi tiết Lan cắt tóc và thay màu áo nâu bằng áo lam.

NSƯT Kim Xuân nhận xét tiết mục của đạo diễn Ngọc Duyên giống như một tiết mục ca nhạc kịch hơn là 1 câu chuyện kịch.
NSƯT Kim Xuân nhận xét tiết mục của đạo diễn Ngọc Duyên giống như một tiết mục ca nhạc kịch hơn là 1 câu chuyện kịch.

NSƯT Công Ninh cũng cho rằng đây là 1 tiết mục cảm tác và ông cảm nhận nữ đạo diễn chỉ muốn mượn ý chính của câu chuyện, qua đó lồng vào quan điểm, cách nhìn của mình nên cô dù rất muốn đổi tên 2 nhân vật để khán giả không hiểu lầm nhưng vì sử dụng bài hát mang tên Lan và Điệp nên cô đã không đổi được. Nữ đạo diễn Ngọc Duyên cảm kích NSƯT Công Ninh đã nhìn thấy tâm tư của cô khi dựng vở kịch này. Tiết mục của đạo diễn Ngọc Duyên nhận được 39,25 điểm. 

NSƯT Công Ninh lại cảm nhận nữ đạo diễn chỉ muốn mượn ý chính của câu chuyện để qua đó lồng vào quan điểm, cách nhìn của mình.
NSƯT Công Ninh lại cảm nhận nữ đạo diễn chỉ muốn mượn ý chính của câu chuyện để qua đó lồng vào quan điểm, cách nhìn của mình.

Đạo diễn Vũ Trần – Tác phẩm “Tô Ánh Nguyệt” 

Tiếp tục giữ vững biệt hiệu “đạo diễn có thù với phụ nữ”, Vũ Trần đã dàn dựng lại vở kịch Tô Ánh Nguyệt, được cảm tác từ tác phẩm cải lương nổi tiếng của soạn giả Trần Hữu Trang. Nội dung của câu chuyện Tô Ánh Nguyệt đã quá quen thuộc với khán giả nên trong thời lượng có hạn, Vũ Trần đã mở màn bằng cảnh Nguyệt (Hồng Trang) bế con đến tìm người yêu là Minh (Quang Tuấn) nhờ anh nuôi con giúp, để cô có thể về quê chăm sóc bố mẹ. Nguyệt vẫn câm nín nghẹn ngào nhìn con mình vô tình bất hiếu…

 “Đạo diễn có thù với phụ nữ” - Vũ Trần đã dàn dựng lại vở kịch Tô Ánh Nguyệt, được cảm tác từ tác phẩm cải lương nổi tiếng của soạn giả Trần Hữu Trang.
“Đạo diễn có thù với phụ nữ” - Vũ Trần đã dàn dựng lại vở kịch Tô Ánh Nguyệt, được cảm tác từ tác phẩm cải lương nổi tiếng của soạn giả Trần Hữu Trang.

Nhận xét về tiết mục, giám khảo Công Ninh cho rằng chi tiết Nguyệt vạch vú cho con bú theo thói quen là chi tiết cực kỳ nhân văn, thể hiện tình cảm của người mẹ cực kỳ đẹp. Ông khen diễn viên Hồng Trang diễn chi tiết này xuất sắc. Tuy nhiên, ông không thích phần kết vì nhân vật Tô Ánh Nguyệt đã chấp nhận, tự nguyện hy sinh thì không được than vãn. NSƯT Kim Xuân nhận xét diễn viên Quang Tuấn nói giọng kịch, Hồng Trang có lúc nói giọng kịch, có lúc dùng cách nói lối của cải lương nên bị dội với Quang Tuấn.

Diễn viên Hồng Trang được giám khảo Công Ninh khen ngợi diễn xuất.
Diễn viên Hồng Trang được giám khảo Công Ninh khen ngợi diễn xuất.

Danh ca Phương Dung khen bài Phận má hồng được Hồng Trang thể hiện tốt, chỉ góp ý mỗi việc Quang Tuấn lúc hát giọng Bắc lúc hát giọng Nam. Đạo diễn Việt Trinh cho rằng các đạo diễn và diễn viên trẻ chưa có nhiều trải nghiệm nên khi thực hiện các tác phẩm kinh điển, chị thấy được sự thử thách và áp lực của họ. Tuy nhiên, để được 3 tiết mục như hôm nay thì đó là sự chiến đấu ngoan cường của 3 đạo diễn. Tiết mục của đạo diễn Vũ Trần nhận được 39,25 điểm, bằng với đạo diễn Ngọc Duyên. 

Mặc dù dành được số điểm cao nhất trong đêm thi chủ đề “Ký ức vàng son” nhưng với tổng điểm 4 đêm thi (Mưa đêm, Cô đơn, Tình – Tiền, Ký ức vàng son) là 155,25 điểm, thấp hơn đạo diễn Vũ Trần (157,25 điểm), đạo diễn Ngọc Duyên (157 điểm), nên đạo diễn Xuân Trang đã phải dừng chân. Đạo diễn Vũ Trần và Ngọc Duyên sẽ tranh tài trong đêm Chung kết xếp hạng Kịch cùng Bolero, được truyền hình trực tiếp vào lúc 21h thứ Hai ngày 14/8/2017 trên kênh THVL1.

Dựa vào kết quả 4 đêm  thi, đạo diễn Xuân Trang đã phải nói lời tạm biệt với chương trình trước đêm thi chung kết.
Dựa vào kết quả 4 đêm thi, đạo diễn Xuân Trang đã phải nói lời tạm biệt với chương trình trước đêm thi chung kết.

Đình Cường

Ảnh: BTC


Ý kiến bạn đọc