Đón đầu cơ hội phát triển cho doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng

0
0

- Sự hồi phục sau gián đoạn của chuỗi cũng chính là động lực, là cơ hội vàng để các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt những lợi thế cạnh tranh, từ đó khởi động vận hành và phát triển mạnh mẽ trở lại.

Mới đây, hội thảo “Vượt qua thách thức bằng Giải pháp Hoạch định chuỗi cung ứng thông minh - SAP IBP” được đồng tổ chức bởi Hitachi Vantara Vietnam và SAP Vietnam đã đem đến những chia sẻ chân thực nhất về thách thức của các chuỗi cung ứng và giải pháp toàn diện cho chuỗi “thông minh, bền vững” - SAP IBP (Integrated Business Planning).

Theo ông Đinh Trung Tín, Trưởng tư vấn chuyển đổi số chuỗi cung ứng của Hitachi Vantara Việt Nam, giai đoạn chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 vừa qua đã đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng bài toán lớn, đó là làm thế nào để có thể chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với những khủng hoảng trong tương lai.

Có 10 thách thức quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần đối mặt và tập trung giải quyết. Có thể kể đến bao gồm: Tận dụng tối ưu vốn lưu động, Nâng cao năng lực dự báo, Quản lý hàng tồn kho hiệu quả, Cải thiện dịch vụ khách hàng, Tăng tầm nhìn kiểm soát chuỗi xuyên suốt, Xây dựng nền tảng thống nhất và thân thiện với người dùng, Cải thiện năng lực cung ứng và xử lý biến động, Quản lý dữ liệu chặt chẽ theo thời gian thực, Tích hợp quy trình trong lập kế hoạch, và Giải quyết biến động trong cung cầu.

 

Có thể hiểu, vấn đề vận hành sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và chi phí, mà còn là mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng trước những biến động của thị trường.

Với kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp, ông Đinh Trung Tín nhận thấy thực trạng ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có khả năng đáp ứng và phản ứng tốt trước những biến động thị trường. Nhiều doanh nghiệp không nhận biết hoặc nhận biết trễ khi biến động đã qua đi. Phản ứng tạm thời ở cục bộ và lãnh đạo thiếu sự quan sát tổng thể xuyên suốt toàn chuỗi cung ứng.

Nguyên nhân cốt lõi đến từ quy trình vận hành đứt gãy và nhiều lỗ hổng. Khi doanh nghiệp sử dụng những công cụ quản lý thủ công, hoặc nhiều công cụ khác nhau dẫn đến thiếu tính tự động và đồng nhất. Điều này không chỉ khiến bộ máy vận hành ì ạch, kém hiệu quả, mà còn mang đến rủi ro dài hạn và khó lường, đó là không có đầy đủ dữ liệu cho việc dự báo và ra quyết định quản trị kịp thời.

Theo ông Đinh Trung Tín, việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số đang tạo nên nhiều lợi ích khác biệt cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, chuỗi cung ứng nói riêng. Một nền tảng vận hành đồng nhất, liên kết chặt chẽ giữa các quy trình sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các lỗ hổng trong vận hành. Giúp dữ liệu truyền đạt chính xác, nhanh chóng theo thời gian thực. Từ đó bộ máy vận hành hiệu quả và trơn tru hơn. Đó là lợi ích dễ nhận thấy nhất khi ứng dụng công nghệ.

Bên cạnh đó, để giúp doanh nghiệp có thể nâng cao mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng, thì nền tảng ấy phải có khả năng tổng hợp, phân tích để dự báo, lên kế hoạch một cách tối ưu và tự động hóa.

Giải pháp Hoạch định chuỗi cung ứng thông minh SAP IBP là giải pháp được SAP xây dựng đặc thù cho doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng. Giải pháp được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho các doanh nghiệp quản lý quy trình từ đầu đến cuối theo thời gian thực. Nền tảng sẽ kết hợp và liên kết tối ưu các kế hoạch vận hành của doanh nghiệp, bao gồm từ kế hoạch bán hàng và vận hành, kế hoạch dự báo nhu cầu, kế hoạch cung ứng tối ưu hóa chi phí, kế hoạch hàng tồn kho, cho đến kế hoạch mua hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được lỗ hổng đứt gãy trong vận hành, đảm bảo được tính đồng nhất của dữ liệu và tự động hóa quy trình.

Bên cạnh đó, SAP IBP cung cấp nền tảng mạnh mẽ trong cảnh báo rủi ro và dự báo tương lai, dựa trên dữ liệu một cách tự động. Để doanh nghiệp có được tầm nhìn toàn diện, phát hiện sớm các bất thường và ra quyết định quản trị chính xác đúng thời điểm hơn.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ vào vận hành doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn là quá trình dài và không dễ dàng. Đó là sự đấu tranh của thói quen, quyền lợi ngầm, lợi ích của các cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp. Bên cạnh một giải pháp tiên tiến và thông minh, doanh nghiệp cần hơn tính phù hợp với đặc thù ngành, và đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình. Để có được điều đó, doanh nghiệp nên lựa chọn đồng hành cùng một đơn vị tư vấn và triển khai uy tín, để đảm bảo quá trình ứng dụng và vận hành thành công đáp ứng các mục tiêu đặt ra.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.