Năm 2021 có thể là năm tồi tệ nhất với ngành ngân hàng trong một thập kỷ

0
0

2021 có thể là năm tồi tệ nhất với ngành ngân hàng trong một thập kỷ; Ngân hàng sẽ khấu trừ thuế trên tài khoản khách hàng; Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản cá nhân cho ngành thuế; Lãi suất ngân hàng thấp chưa từng có, trái phiếu "đắt như tôm tươi"… là những tin đáng chú ý tuần qua.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?

Trên thị trường, lãi suất huy động cao nhất đang được công bố là 8,4%/năm tại Eximbank với các khoản tiền gửi có giá trị trên 500 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng hoặc 24 tháng và 7,2% với kỳ hạn 12 tháng. Những khoản tiền gửi giá trị dưới 500 tỷ đồng sẽ có lãi suất chỉ 6,3%. 

Sau Eximbank, LienVietPostBank có lãi suất cho khoản tiền gửi từ kỳ hạn 13 tháng với giá trị trên 300 tỷ đồng là 7,9%/năm. ACB cũng thông báo lãi suất với kỳ hạn 13 tháng cho khoản tiền gửi trên 30 tỷ đồng là 7,4%, trong khi dưới 30 tỷ là 6,6%/năm.

Tại Techcombank, các khoản tiền gửi trả lãi cuối kỳ trên 200 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng được hưởng lãi suất 7,1%. Trong khi đó, MB công bố lãi suất 6,8%/năm với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng và 6,9%/năm cho kỳ hạn 24 tháng với giá trị 200-300 tỷ đồng.

So với tháng trước, những ngân hàng công bố “treo” lãi suất cao cho các khoản tiền gửi có điều kiện thiếu đi Viet Capital Bank, SHB và ABBank. Viet Capital Bank từng có lãi suất tiền gửi giá trị trên 500 tỷ đồng là 8,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, SHB từng huy động lãi suất cao nhất thị trường ở 8,95%/năm cho kỳ hạn 13 tháng với khoản gửi trên 500 tỷ đồng, theo sau là ABBank với 8,3%/năm.

Các khoản tiền gửi thông thường không có điều kiện đặc biệt, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng phổ biến là 5,8-6,8%/năm, không nhiều biến động so với giữa tháng. Cá biệt tại Techcombank, lãi suất tiền gửi cuối kỳ cao nhất cho khách hàng ưu tiên chỉ còn 5%, thấp nhất trong số các ngân hàng tư nhân Việt Nam (sau các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước 4-4,2%).

Trong tháng 11, lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng đi ngang ở mức thấp. Đơn cử, tại Techcombank, lãi suất tiền gửi 6-9 tháng dao động 4,1-4,5%, tùy đối tượng khách hàng, lãi suất tiền gửi 12 - 24 tháng dao động 4,6-5%. Tại ACB, lãi suất tiền gửi 1-3 tháng là 3,3-3,6%, trong khi kỳ hạn 6-9 tháng ở mức 5,2-5,3% và 12 tháng cao nhất là 6%.

Với các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, lãi suất cho kỳ hạn 1-3 tháng là 3,4-3,6%, trong khi 6-9 tháng là 4-4,2%. Với kỳ hạn 1 năm, BIDV, VietinBank, Agribank có lãi suất 4,2%, trong khi Vietcombank chỉ 4%, thấp nhất trên thị trường. (NĐH)

Ngân hàng sẽ khấu trừ thuế trên tài khoản khách hàng

Đây là một trong những quy định tại Nghị định 126/2020 hướng dẫn luật Quản lý thuế nhằm tránh thất thu thuế trong các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo điều 30 Nghị định 126/2020 hướng dẫn luật Quản lý thuế, ngân hàng thương mại (NHTM) có trách nhiệm cung cấp các thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế mở tại NHTM theo đề nghị của cơ quan thuế. Việc cung cấp thông tin về tài khoản được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điểm mới của quy định này là NHTM cập nhật các thông tin tài khoản hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện tử. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định (Thanh niên)

Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản cá nhân cho ngành thuế

Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định, kể từ ngày 5/12, ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế.

Cụ thể, ngân hàng thương mại cung cấp các thông tin như giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuế. Việc này phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Hàng tháng, ngân hàng thương mại phải cung cấp cho cơ quan thuế về thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam kinh doanh thương mại điện tử, trên các nền tảng số với tổ chức, cá nhân trong nước.

Theo đó, sau khi xác định nhà cung cấp ở nước ngoài chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế, Tổng cục Thuế sẽ thông báo cho ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán để các đơn vị này xác định tài khoản giao dịch và khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế.

Nếu cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ hoặc các hình thức ngân hàng, trung gian thanh toán không thể khấu trừ, nộp thay, các đơn vị này có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài gửi về Tổng cục Thuế hàng tháng. (VnMedia)

Ngân hàng giảm lãi suất cho vay mua nhà mua xe để kích cầu tín dụng cuối năm

Chỉ trong thời gian 2 tháng trở lại đây, Ngân hàng Techcombank đã tung ra 2 gói ưu đãi lãi suất lớn cho các khoản vay mua nhà, mua xe cho nhóm khách hàng cá nhân. Đây là những giải pháp thực tiễn của Techcombank để chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng mong muốn "an cư lạc nghiệp" của người dân.

Theo đó, mức lãi suất cho vay mua nhà của Techcombank cho khách hàng nhiều lựa chọn với các kỳ cố định từ 6 tháng đến 24 tháng hết sức ưu đãi, mức lãi suất cho gói cố định 12 tháng đầu tiên cũng chỉ từ 7,59%/năm và kỳ hạn 24 tháng cũng chỉ ở mức khoảng 8,6%/năm, giúp khách hàng yên tâm mức lãi suất trong vòng tối đa 2 năm kể từ ngày vay vốn không bị biến động, làm ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu và chất lượng cuộc sống. (Tuổi trẻ)

Lãi suất ngân hàng thấp chưa từng có, trái phiếu "đắt như tôm tươi"

Báo cáo đánh giá tác động của kênh trái phiếu và kênh tiền gửi, Trung tâm phân tích chứng khoán SSI - SSI Research cho biết: So với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.

Trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại phát hành 42.500 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân 4,7 năm nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân chỉ mua các trái phiếu kỳ hạn 7 năm hoặc 10 năm với lãi suất thả nổi, cao hơn lãi suất tiền gửi 2-2,6%/năm hoặc có kèm cam kết mua lại trước hạn sau 1-5 năm ở lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi 0,6-1,2%/năm.

Nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng, lãi suất bình quân trái phiếu phát hành sơ cấp dao động từ 10,1% đến 11,2%/năm với kỳ hạn tăng dần từ 12 tháng đến 5 năm.

Khảo sát mức lãi suất các công ty chứng khoán và ngân hàng thương lại, lãi suất kênh trái phiếu trên thứ cấp thường thấp hơn từ 2-2,5%/năm trên sơ cấp, dao động từ 7,5%-10,5%/năm. (Dân Trí)

2021 có thể là năm tồi tệ nhất với ngành ngân hàng trong một thập kỷ

S&P Global Ratings mới đây đưa ra đánh giá "tiêu cực" với 1/3 ngân hàng toàn cầu do tác động của dịch Covid-19 và cú sốc giá dầu hồi đầu năm; cảnh báo ngành ngân hàng toàn cầu có thể đối mặt với năm tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009. 

S&P dự báo lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn vào năm 2021 và phục hồi chậm chạp, không ổn định tùy theo từng khu vực. Tuy vậy, các nhà phân tích của tổ chức này nhận định các ngân hàng nhìn chung đang ở trạng thái tốt hơn để vượt khủng hoảng so với thời điểm năm 2009.

Theo S&P, các ngân hàng đang được hưởng lợi lớn từ các gói cứu trợ lớn của chính phủ và thị trường vốn còn nhiều dư địa. Bản thân các nhà băng cũng tích cực xử lý những tài sản chất lượng kém.

"Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ nhà băng không thể kéo dài mãi", nhà phân tích Gavin Gunning của S&P Global Ratings, nhận định. "Khi những biện pháp này giảm dần vào năm 2021, bức tranh chân thực hơn về chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ dần hiện ra, kể cả khi các nền kinh tế bắt đầu phục hồi". (Vneconomy)

Các ngân hàng đợi sóng bán vốn ngoại 2021

Theo đánh giá của chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh, việc huy động vốn ngoại để tăng tiềm lực tài chính luôn được ngân hàng trong nước quan tâm, nhất là các nhà băng quy mô nhỏ. Tuy nhiên, kể từ khi Covid-19 bùng phát, không những doanh nghiệp trong nước, mà ngay cả tập đoàn tài chính lớn trên thế giới cũng bị tác động. Các nhà băng còn nguyên room ngoại hay đã gần cạn room cũng muốn có khoảng trống để tìm cơ hội sau khi Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn. Vì vậy, không ít ngân hàng đã “khóa” room ngoại chờ cơ hội tốt gọi vốn.

Techcombank chỉ thay đổi một chút room ngoại về mức 22,5% để giúp Tổng giám đốc người nước ngoài được mua 439.000 cổ phiếu TCB thông qua giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán.

HDBank cũng công bố Nghị quyết HĐQT điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư ngoại từ 30% về mức 21,5% để thuận lợi cho kế hoạch hợp tác với các đối tác chiến lược trong thời gian tới.

Tương tự, VPBank quyết định “để dành” room cho khối ngoại khi giảm tỷ lệ sở hữu từ 22,77% về mức 15%. Kể từ khi chia tay Ngân hàng Singapore Oversea - Chinese (OCBC) vào cuối năm 2013, đến nay VPBank vẫn chưa có cổ đông chiến lược nước ngoài mới.

Ngày 12/10/2020, Viet Capital Bank (BVB) đã chốt danh sách cổ đông để thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua việc ủy quyền cho HĐQT Ngân hàng quyết định tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài theo quy định hiện hành (tỷ lệ tối đa là 30%).

Trong kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng năm nay, Nam A Bank cho biết, sẽ hút thêm vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Hiện room ngoại tại Nam A Bank còn nguyên 30%. Tổng giám đốc Nam A Bank, ông Trần Ngọc Tâm cho hay, Ngân hàng đã có nhiều cuộc đàm phán với các đối tác để sớm chốt room ngoại trước khi đưa cổ phiếu đang giao dịch tại UPCoM lên niêm yết trên HOSE trong thời gian tới.

Theo kế hoạch năm 2020, SCB sẽ phát hành 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, qua đó nâng vốn điều lệ từ 15.232 tỷ đồng lên 20.232 tỷ đồng. Thời gian hoàn tất phát hành trong giai đoạn 2020-2021. Lãnh đạo SCB cho biết, Ngân hàng đang trong quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược, bao gồm cả đối tác nước ngước ngoài để huy động vốn.

Với NCB, ngân hàng này lên kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và được cổ đông thông qua từ năm 2017. Tuy nhiên, theo ông Vũ Mạnh Tiến, Phó chủ tịch thường trực HĐQT NCB, Ngân hàng sẽ không chọn bằng mọi giá, mà dựa trên các tiêu chí đã được đặt ra để tìm đối tác phù hợp.

(tổng hợp)

pv

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.