Các biện pháp trừng phạt khiến nguồn cung năng lượng toàn cầu gặp rủi ro

0
0

 - Theo Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út - Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, chính sách trừng phạt mà Mỹ, EU và các đồng minh theo đuổi nhằm chống lại Nga - một trong những nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trong tương lai.

 

Các quốc gia thành viên EU đã áp đặt 10 vòng trừng phạt đối với Nga trong nỗ lực giảm doanh thu của nước này từ xuất khẩu năng lượng, nhằm đáp trả hoạt động quân sự ở Ukraine. Các biện pháp mới nhất, được hỗ trợ bởi nhóm G7 và Australia có hiệu lực từ ngày 5/2.

“Tất cả những cái gọi là lệnh trừng phạt, lệnh cấm vận, thiếu đầu tư, chúng sẽ tập hợp lại thành một thứ và một thứ duy nhất – đó là thiếu nguồn cung cấp năng lượng các loại khi chúng cần thiết nhất,” Bộ trưởng Năng lượng Abdulaziz bin Salman đã đưa ra cảnh báo như vậy hồi cuối tuần vừa rồi khi trả lời một câu hỏi về cách các biện pháp thương mại sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường năng lượng.

Các biện pháp trừng phạt mới nhất áp dụng đối với Nga - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Ả Rập Xê-út, bao gồm việc áp mức giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế là 100 USD/thùng dầu diesel và 45 USD/thùng dầu mazut.

Biện pháp này được tung ra theo sau các biện pháp tương tự nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga, có hiệu lực từ ngày 5/12, và lệnh cấm các công ty phương Tây cung cấp dịch vụ cho các lô hàng dầu của Nga trừ khi chúng được mua ở mức giá 60 USD/thùng hoặc dưới 60 USD/thùng.

Khi được hỏi về các bài học được rút ra từ động lực của thị trường năng lượng vào năm 2022, Hoàng tử Ả-rập Xê-út cho biết điều quan trọng nhất là phần còn lại của thế giới phải “tin tưởng OPEC+”.

“Chúng tôi là một nhóm các quốc gia có trách nhiệm… chúng tôi không tham gia vào các vấn đề chính trị”, Bộ trưởng Năng lượng Abdulaziz bin Salman nhấn mạnh.

Năm 2022, liên minh, bao gồm các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu khác, bao gồm cả Nga, đã đồng ý giảm mục tiêu sản xuất 2 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 2% nhu cầu toàn cầu. Biện pháp này có hiệu lực vào tháng 11 và sẽ có hiệu lực đến cuối năm 2023 để hỗ trợ thị trường.

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

(VnMedia) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5/2024.

Tính năng Quick Assist của Microsoft bị lạm dụng trong các cuộc tấn công ransomware

(VnMedia) - Nhóm Tình báo mối đe dọa của Microsoft cho biết đã phát hiện một tác nhân đe dọa, được theo dõi dưới tên Storm-1811, đang lạm dụng công cụ quản lý khách hàng Quick Assist để nhắm mục tiêu vào người dùng trong các cuộc tấn công kỹ thuật xã hội (social engineering).

Nhà đầu tư đua nhau mua vào, giá vàng bật tăng mạnh mẽ

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (18/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh mẽ sau phiên giảm trước đó. Trong khi đó, cuối phiên giao dịch hôm qua, 17/5, giá vàng miếng SJC của Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn duy trì ở mức 90 triệu đồng/lượng.

Nhanh chóng và nhiều tiện lợi, thanh toán không dùng tiền mặt lên ngôi

(VnMedia) - Nghiên cứu từ Visa cho thấy, những xu hướng thanh toán đang định hình nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời mở ra bước tiến quan trọng hứa hẹn sẽ mang tới sự chuyển đổi đáng kể cho bối cảnh thanh toán - tài chính trong thời gian tới đây.

Các vụ tấn công mạng phơi bày sự yếu kém của hệ thống y tế Mỹ

(VnMedia) - Hai cuộc tấn công bằng ransomware gần đây đã làm tê liệt hệ thống máy tính của hai bệnh viện chăm sóc sức khỏe lớn của Mỹ, gián đoạn quá trình chăm sóc bệnh nhân và bộc lộ những điểm yếu cơ bản trong “hàng rào” bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe trước tin tặc.