Đề xuất cho vay lãi suất 0% đối với ngân hàng bị rút tiền hàng loạt

0
0

- Theo dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, riêng khoản vay đặc biệt để tổ chức tín dụng giải quyết, xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt sẽ được Ngân hàng Nhà nước cho vay là 0%/năm.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã ký tờ trình gửi Quốc hội dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với nhiều điểm mới về phòng ngừa rủi ro.

Theo đó, dự thảo lần này có điểm mới là bổ sung quy định tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ. Các biện pháp hỗ trợ gồm, tổ chức tín dụng sẽ không bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm thiếu dự trữ bắt buộc và không tuân thủ tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định trong giai đoạn bị rút tiền hàng loạt.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng được vay đặc biệt Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức tín dụng khác theo quy định luật này. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, quyết định thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh khoản riêng với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt gồm: mua giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng trên nghiệp vụ thị trường mở; thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng; tái cấp vốn với tổ chức tín dụng.

 

Với khoản vay đặc biệt để tổ chức tín dụng giải quyết, xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, dự thảo quy định lãi suất cho vay là 0%/năm, với thời hạn như cho vay đặc biệt khác.

Theo dự thảo, Ngân hàng được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc; không phải thực hiện tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh... Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống, ổn định trật tự an toàn xã hội, Ngân hàng Nhà nước được chỉ định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%.

Theo tờ trình gửi Quốc hội dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống, ổn định trật tự an toàn xã hội, Ngân hàng Nhà nước được chỉ định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%

Với các ngân hàng yếu kém, dự thảo luật đưa ra biện pháp can thiệp sớm, tăng thẩm quyền Ngân hàng Nhà nước gồm: các quyền như hạn chế hoặc đình chỉ quyền quyết định kinh doanh của người quản lý ngân hàng nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy mức độ. Khi thực hiện can thiệp sớm, cho phép xử lý "từ sớm, từ xa" nếu tình trạng yếu kém của tổ chức tín dụng chưa đến mức nghiêm trọng. Bổ sung một số trường hợp kiểm soát đặc biệt, các phương án xử lý như chuyển giao bắt buộc, có phương án phá sản.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lừa đảo

(VnMedia)- Đây là một trong những hành vi giả mạo, nhằm tiếp cận người dân đang là nạn nhân bị lừa đảo, lợi dụng tâm lý tiếc tiền, cần lấy lại tài sản đã mất để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Lời giải nào cho vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng?

(VnMedia) - Việc ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại do lừa đảo qua không gian mạng đang đặt ra cấp thiết hiện nay.

Băng nhóm ransomware Black Basta đã xâm phạm hơn 500 tổ chức trên toàn thế giới

(VnMedia) - Mới đây, CISA và FBI tiết lộ rằng băng đảng ransomware Black Basta đã xâm phạm hơn 500 tổ chức trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 đến tháng 5/2024.

Cảnh báo camera giám sát bị xâm nhập, thu thập, mua bán dữ liệu

(VnMedia) - Thiết bị camera là một công cụ hiệu quả và được sử dụng phổ biến giúp bảo vệ và giám sát an ninh, tuy nhiên trong thời gian gần đây, camera giám sát đã bị các đối tượng xấu lợi dụng để xâm nhập, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu; chiếm quyền điều khiển tấn công mạng vào hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân người dùng gây thiệt hại lớn về vật chất, uy tín.

5,75 triệu thuê bao sở hữu 4-9 SIM/1 giấy tờ đã được rà soát, chuẩn hóa thông tin

(VnMedia) - Các doanh nghiệp thông tin di động đã rà soát, làm rõ (chuẩn hóa lại thông tin, cam kết đang sử dụng đúng mục đích) khoảng 5,75 triệu thuê bao thuộc tập 4-9 SIM/1 giấy tờ.