Trung Quốc: Triển vọng kinh tế u ám do nhập khẩu giảm, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại

0
0

 - Nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn. Những diễn biến này củng cố cho các dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước suy yếu bất chấp việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID-19. Thực tế đó đã gây áp lực lên nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn trước tình trạng tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ​​trong quý đầu tiên nhờ tiêu dùng dịch vụ mạnh mẽ, nhưng sản lượng của các nhà máy đã bị tụt lại và những con số thương mại mới nhất cho thấy còn một chặng đường dài phía trước để nước này có thể lấy lại động lực trước đại dịch.

Các chuyến hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo dài mức giảm 1,4% đã thấy một tháng trước đó, trong khi xuất khẩu tăng 8,5%, giảm từ mức tăng 14,8% trong tháng 3, dữ liệu hải quan được công bố ngày hôm nay (9/5) đã cho biết như vậy.

Trước đó, các nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò của Reuters đã dự đoán nhập khẩu của Trung Quốc sẽ không tăng trưởng và xuất khẩu tăng 8,0%.

Các quan chức chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo về môi trường bên ngoài "nghiêm trọng" và "phức tạp" trước nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng đối với nhiều đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự suy giảm mạnh trong dòng chảy thương mại của tháng trước sẽ chỉ làm dấy lên những lo ngại về tình trạng nhu cầu bên ngoài và rủi ro đối với nền kinh tế trong nước, đặc biệt là do sự phục hồi yếu ớt so với một năm trước đó khi các chuyến hàng xuất và nhập khẩu bị gián đoạn nghiêm trọng bởi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt vì COVID-19 của Trung Quốc.

Bà Zichun Huang - chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, nhận định: “Với triển vọng u ám về nhu cầu bên ngoài, chúng tôi cho rằng xuất khẩu sẽ giảm hơn nữa trước khi chạm đáy vào cuối năm nay”.

Bà nói thêm: “Chúng tôi vẫn cho rằng việc mở cửa trở lại làm tăng nhu cầu trong nước và điều đó sẽ thúc đẩy nhập khẩu phục hồi trong những tháng tới”.

Nhập khẩu suy giảm cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ không thể trông cậy nhiều vào động cơ tăng trưởng nội địa của Trung Quốc, và khi quốc gia này tái xuất một số hàng nhập khẩu, điều này cũng làm trầm trọng thêm mức độ yếu kém của một số nền kinh tế đối tác thương mại lớn của Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu mạnh mẽ trong 12-18 tháng qua và cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây của phương Tây vẫn gây lo ngại cho triển vọng phục hồi của cả nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu.

Tăng trưởng xuất khẩu từ Trung Quốc sang ASEAN - một khối các nước Đông Nam Á - đã giảm 4,5% trong tháng 4 từ mức 35,4% của tháng trước. Khu vực này là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

Các dữ liệu khác gần đây cũng cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc - một chỉ số hàng đầu về nhập khẩu của Trung Quốc, đã giảm 26,5% trong tháng 4, tiếp tục giảm 10 tháng liên tiếp.

Nhập khẩu than của Trung Quốc đã giảm trong tháng 4 so với mức cao nhất trong 15 tháng của tháng trước. Nhập khẩu đồng - một đại diện cho tăng trưởng toàn cầu - và khí đốt tự nhiên cũng giảm trong cùng kỳ.

Nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management Zhiwei Zhang cho biết: “Việc giảm nhập khẩu có thể một phần do nhu cầu toàn cầu chậm lại, từ đó ảnh hưởng đến việc nhập khẩu các bộ phận và linh kiện của Trung Quốc để chế biến hàng xuất khẩu”.

Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất chính thức gần đây trong tháng 4 cho thấy các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh, nhấn mạnh thách thức mà các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đối mặt trong quá trình thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau COVID-19.

Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khiêm tốn khoảng 5% cho năm nay, sau khi bỏ lỡ mục tiêu năm 2022.

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Nhà đầu tư đua nhau mua vào, giá vàng bật tăng mạnh mẽ

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (18/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh mẽ sau phiên giảm trước đó. Trong khi đó, cuối phiên giao dịch hôm qua, 17/5, giá vàng miếng SJC của Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn duy trì ở mức 90 triệu đồng/lượng.

Nhanh chóng và nhiều tiện lợi, thanh toán không dùng tiền mặt lên ngôi

(VnMedia) - Nghiên cứu từ Visa cho thấy, những xu hướng thanh toán đang định hình nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời mở ra bước tiến quan trọng hứa hẹn sẽ mang tới sự chuyển đổi đáng kể cho bối cảnh thanh toán - tài chính trong thời gian tới đây.

Các vụ tấn công mạng phơi bày sự yếu kém của hệ thống y tế Mỹ

(VnMedia) - Hai cuộc tấn công bằng ransomware gần đây đã làm tê liệt hệ thống máy tính của hai bệnh viện chăm sóc sức khỏe lớn của Mỹ, gián đoạn quá trình chăm sóc bệnh nhân và bộc lộ những điểm yếu cơ bản trong “hàng rào” bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe trước tin tặc.

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phát triển ngành logistics

(VnMedia) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam khẳng định, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics là nhiệm vụ chiến lược, bắt buộc. Bởi ngành hàng hải, ngành hàng không đòi hỏi tính hội nhập cao và sự tuân thủ các quy định của quốc tế.

Nhiều nạn nhân "sập bẫy", mất tiền tỷ khi làm cộng tác viên online

(VnMedia) - Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng...