'Đọ' việc tiêu tiền ở 3 thành phố lớn nhất nước: TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu

0
0

- Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh là những thành phố có nhu cầu tiêu dùng lớn, lượng khách du lịch đến tăng cao, tác động lan tỏa đến các hoạt động vận tải, mua sắm, lưu trú, ăn uống…

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.527,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong mức tăng chung đó có sự đóng góp từ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những địa phương có nhu cầu tiêu dùng lớn; lượng khách du lịch đến tăng cao, tác động lan tỏa đến các hoạt động vận tải, mua sắm, lưu trú, ăn uống… Nhờ đó góp phần làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại các địa phương này.

Theo đó, TPHCM hiện là địa phương có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất cả nước.

Tổng cục Thống kê cho biết, TP.HCM đã tổ chức nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi nhằm kích thích tiêu dùng của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5; nhờ đó các hoạt động mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí trở nên sôi động; bên cạnh đó, một số dự án bất động sản được tháo gỡ về mặt pháp lý đã làm thị trường bất động sản khởi sắc … góp phần thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu trên địa bàn Thành phố trong 5 tháng đầu năm 2023.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tính đạt 99,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 10,1% so với tháng 5/2022. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 58,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% và tăng 10,6%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 9,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% và tăng 42,2%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 0,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% và tăng 71,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 30,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% và tăng 1,5%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 458,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 277,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,6% tổng mức và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng 24,7%, hàng may mặc tăng 6,1%, ô tô tăng 25,3%, xăng dầu tăng 8%). Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 41,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% và tăng 34,8%, trong đó: Dịch vụ ăn uống tăng 33,7%, dịch vụ lưu trú tăng 46%. Doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8% và tăng 78,7%. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 136,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,6 và giảm 6,5%, trong đó: Kinh doanh bất động sản giảm 11,4% (chiếm 59,9%); hoạt động vui chơi giải trí giảm 12,8%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 của một số thành phố lớn (Nghìn tỷ đồng)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 của một số thành phố lớn (Nghìn tỷ đồng)

Đứng sau TP.HCM là Hà Nội. Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến Hà Nội gấp 7,9 lần cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa tăng 19,3%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước tính đạt 62,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 40,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2% và tăng 11,4%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 8,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% và tăng 5,7%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% và tăng 42,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 12,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% và tăng 6,2%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 307,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 197,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,1% tổng mức và tăng 11,2%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 38,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% và tăng 11,9% (dịch vụ lưu trú tăng 40,5%; dịch vụ ăn uống tăng 9,7%); doanh thu du lịch lữ hành đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,3% và gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác đạt 64,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,1% và tăng 5,1%.

Lượng khách du lịch đến tăng cao, tác động lan tỏa đến các hoạt động vận tải, mua sắm, lưu trú, ăn uống…
Lượng khách du lịch đến tăng cao, tác động lan tỏa đến các hoạt động vận tải, mua sắm, lưu trú, ăn uống…

Riêng với Đà Nẵng, Tổng cục Thống kê cũng cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2023, các hoạt động sự kiện phong phú, hấp dẫn đã thu hút đông đảo lượng khách du lịch trở lại Đà Nẵng, đặc biệt là lượng khách quốc tế. Tốc độ tăng lượt khách du lịch quốc tế đến theo tour của thành phố trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 129,5 nghìn lượt khách, gấp hơn 160 lần cùng kỳ năm trước; khách trong nước đạt 301,2 nghìn lượt, gấp 5,1 lần. Sự hoạt động nhộn nhịp của ngành du lịch đã tác động tích cực tới các nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng khác phát triển trở lại, góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 của Đà Nẵng tăng trưởng ở mức cao so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt 10,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,8% so với tháng trước và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu du lịch và dịch vụ tiêu dùng khác chiếm trên 47% và là động lực chính góp phần thúc tăng trưởng hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố. 

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 50,7 nghìn tỷ đồng, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 9,4 nghìn tỷ đồng, tăng 64,1%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 318,6% (là một trong những nhóm ngành có mức tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước).

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 5/2023 ước đạt 5,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bán lẻ trong siêu thị ước đạt 263 tỷ đồng tăng 10,9% so với tháng trước và giảm gần 4,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, doanh thu bán lẻ ước đạt 26,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó 7/11 nhóm có doanh thu tăng so với cùng kỳ năm 2022 và hầu hết đều đạt mức tăng trưởng trên 2 con số, một số nhóm hàng có tỷ trọng lớn đạt mức tăng cao: Lương thực, thực phẩm tăng 15%; xăng, dầu các loại tăng 8,2%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 26%.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Phòng ngừa gian lận mùa thi bằng thiết bị công nghệ cao

(VnMedia) - Phòng ngừa gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao là quan tâm đặc biệt của ngành GD và các địa phương trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bộ Công an chỉ đạo điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 14 người tử vong ở Hà Nội

(VnMedia) - Bộ Công an đã chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 14 người tử vong, 3 người bị thương tại quận Cầu Giấy, Hà Nội; tiếp tục tìm kiếm và hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân, các gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ hoả hoạn...

Công khai danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

(VnMedia) - Nghị định số 55/2024/NĐ-CP nêu rõ, danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Cảnh giác với các chiêu trò lôi kéo, dụ dỗ tham gia cá độ bóng đá trên mạng

(VnMedia) - Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần nâng cao nhận thức, cảnh giác với các chiêu trò, lôi kéo, dụ dỗ tham gia hoạt động cá độ bóng đá và tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng...

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo trực tuyến liên quan tới ứng dụng VssID

(VnMedia) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định, đối với tất cả các dịch vụ mà cơ quan này đang triển khai, người dân đều không phải bất kỳ khoản phí nào.