Việt Nam: Top 10 nền kinh tế đang phát triển trên thế giới xuất khẩu hàng hoá sáng tạo 

0
0

- Với giá trị xuất khẩu hàng hoá sáng tạo đạt 14.153 triệu USD, Việt Nam thuộc Top 10 nền kinh tế đang phát triển trên thế giới xuất khẩu hàng hoá sáng tạo.

Ngày 12/3/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo tham vấn nghiên cứu "Phát triển kinh tế sáng tạo: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối với Việt Nam". 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM  chia sẻ: Sau hơn 36 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu sâu rộng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng nhưng vẫn phải đối diện với những rủi ro, thách thức liên quan đến mức độ bền vững của tăng trưởng. Vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 đã nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số nhằm tạo đột phá về năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Khái niệm kinh tế sáng tạo (KTST) đã ra đời và liên tục được điều chỉnh trong hơn ba thập kỷ qua. Với tư duy thúc đẩy nền KTST, mỗi nền kinh tế cũng có thể tận dụng khung chính sách hiện có trên các mô hình kinh tế khác. Các dịch vụ sáng tạo ở không ít nền kinh tế được đánh giá là có sức chống chịu và khả năng phục hồi tốt hơn trong thời kỳ đại dịch. Quan trọng hơn, tư duy về KTST giúp hoàn thiện chính sách để các ý tưởng sáng tạo có đủ điều kiện, chu trình từ hình thành, sản xuất, cung ứng, phân phối và kể cả xuất khẩu, từ đó mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế, lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, và thu nhập cao hơn cho người lao động.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Việt Nam đã nhận thấy tiềm năng phát triển của KTST. Tuy nhiên, các thảo luận gần đây chủ yếu mang tính chất sơ khởi, chưa có cơ sở chặt chẽ trên nền tảng nghiên cứu khoa học bài bản, chưa có các hàm ý chính sách đủ chặt chẽ, khả thi và chưa có khái niệm cụ thể về KTST phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Khảo sát của CIEM tại một số địa phương trong thời gian qua cũng cho thấy cách hiểu khác nhau về KTST, thậm chí thiếu sự phân định rạch ròi với đổi mới sáng tạo. Do KTST còn tương đối mới, Việt Nam gặp phải tình trạng thiếu các dữ liệu cập nhật, thường xuyên và chi tiết để phân tích các nội dung liên quan. Từ thực tiễn đó, CIEM đã đề xuất việc thực hiện nghiên cứu về “Phát triển KTST: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối với Việt Nam”.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM, đại diện nhóm Nghiên cứu của CIEM trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu của Báo cáo: tập trung vào hệ thống hóa các khái niệm cơ bản của kinh tế sáng tạo, rà soát các xu hướng phát triển chủ yếu của kinh tế sáng tạo trong khu vực và trên thế giới và kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển kinh tế sáng tạo, từ đó đối chiếu với thực trạng ở Việt Nam và đề ra các kiến nghị chính sách.

Theo ông Dương, KTST trên thế giới phát triển theo xu hướng chủ yếu là xuất khẩu hàng hoá sáng tạo và xuất khẩu dịch vụ sáng tạo. Đối với xuất khẩu hàng hoá sáng tạo (XKHHST): XKHHST toàn cầu tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua do nhiều nước trên thế giới đang triển khai các biện pháp hỗ trợ công nghiệp văn hoá và sáng tạo. 

Tăng từ 208 tỷ USD (2002) lên 524 tỷ USD (2020), trong đó châu Á là khu vực xuất khẩu lớn nhất (từ năm 2007). Trung Quốc có đóng góp lớn nhất trong tổng XKHHST toàn cầu (32%). Cơ cấu XKHHST có sự thay đổi đáng kể từ 2006 đến nay. Xuất khẩu đĩa CD, DVD, băng, báo và các tài liệu in khác giảm đáng kể, trong khi xuất khẩu phương tiện truyền thông ghi âm và trò chơi điện tử tăng mạnh.Tỷ trọng HHST trong tổng hàng hoá xuất khẩu ở khu vực châu Á ngày một tăng lên trong khi ở các khu vực khác như châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh có xu hướng giảm. Một số nước kém phát triển dù có XKHHST không đáng kể nhưng ngày một có ý nghĩa quan trọng (khu vực châu Phi). Về sản phẩm xuất khẩu chính, hàng thiết kế chiếm ưu thế (62,9% năm 2020). Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến xuất khẩu của tất cả các nhóm sản phẩm sáng tạo ngoại trừ các sản phẩm truyền thông mới (18,1%).

Theo thống kê của đại diện CIEM, Top 10 nền kinh tế phát triển xuất khẩu hàng hoá sáng tạo hàng đầu bao gồm: Mỹ, Italia, Đức, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Ba Lan, Thuỵ Sỹ, Hà Lan, Nhật Bản với tổng 176.704 triệu USD, chiếm 33,7% tổng xuất khẩu hàng hoá sáng tạo trên thế giới.

Trong khi đó, Top 10 nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu hàng hoá sáng tạo hàng đầu trên thế giới bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Việt Nam, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Thái Lan với tổng xuất khẩu hàng hoá sáng tạo đạt 276.997 triệu USD, chiếm 33,7% tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá sáng tạo thế giới.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Cảnh báo doanh nghiệp Việt mắc bẫy các chiêu lừa đảo trong thương mại quốc tế

(VnMedia) - Thương vụ Việt Nam tại một số nước châu Âu đã thông tin cảnh báo về các hiện tượng lừa đảo, rủi ro khi doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu với các đối tác tại thị trường này.

Cảnh giác với loạt mã độc đánh cắp thông tin và trojan ngân hàng

(VnMedia) - Tin tặc đang lạm dụng GitHub và FileZilla để phát tán phần mềm độc hại Cocktail, một loạt mã độc đánh cắp thông tin và trojan ngân hàng...

Giá vàng đang tăng nhanh, vàng nhẫn tròn trơn giữ ở mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (21/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục tăng gần 8 USD/ounce. Trong nước, giá vàng nhẫn tròn trơn cũng giữ ở mức gần 78 triệu đồng/lượng khi chốt phiên làm việc cuối ngày hôm qua (20/5).

"0888000666 - Đầu số gia hạn thanh toán duy nhất của VNPT Hà Nội

(VnMedia) - Từ 1/4/2024 hưởng ứng công tác chuyển đổi số Quốc Gia, VNPT Hà Nội cho ra mắt đầu số gọi mời gia hạn thanh toán với một đầu số duy nhất - 0888000666. 

Cảnh báo trang facebook giả mạo Cao đẳng Cảnh sát nhân dân hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian cần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện tài khoản giả mạo Cao đẳng Cảnh sát nhân dân hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.