Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

0
0

- Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Tín dụng đã tăng tích cực trở

Tại buổi họp báo để thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Quý I/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong quý I/2024, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Cụ thể, về điều hành lãi suất, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành sau 4 lần điều chỉnh giảm trong năm 2023 trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo cao, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp; tiếp tục khuyến khích TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các NHTM giảm so với cuối năm 2023.

Theo báo cáo lãi suất của các NHTM, đến ngày 31/3/2024, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 3,02%/năm, giảm 0,5% so với cuối năm 2023 và lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 6,5%/năm, giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2023.

 

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngày 31/12/2023, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng. Mặc dù NHNN đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhưng tăng trưởng tín dụng thời điểm đầu năm 2024 khá thấp so với các năm gần đây, trong đó có nguyên nhân do nhu cầu vốn tín dụng thường tăng cao vào dịp cuối năm và thời điểm trước Tết nguyên đán; cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế ở mức thấp do nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng hoạt động...

Do đó, ngày 07/2/2024, NHNN ban hành công văn số 1088/NHNN-CSTT chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh các giải pháp đã được Thống đốc NHNN đề ra tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024 nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp đó, ngày 20/02/2024, NHNN đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/3/2024, NHNN đã chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan có liên quan tổ chức Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô” do Thủ tướng chủ trì nhằm đề xuất, đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân… Nhờ đó, tín dụng trong tháng 3/2024 đã tăng tích cực trở lại sau khi giảm trong 2 tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ. Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.

Để hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp, Phó Thống đốc cho biết, NHNN cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm nay theo Thông tư 02/2022/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Tuy nhiên, mức độ, liều lượng của chính sách phải đảm bảo hài hòa hai vấn đề, là chất lượng hoạt động của các ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp nên trước mắt chỉ kéo dài thêm 6 tháng.

Tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường

Cũng tại Họp báo, Phó Thống đốc cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

 

Một là, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ;

Hai là, điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống...

Ba là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cấp tín dụng phù hợp với Luật các TCTD năm 2024. Rà soát, đánh giá và đề xuất Chính phủ để xem xét kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02/2022/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Bốn là, NHNN cũng tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng và Chiến lược phát triển các hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNNVN (giữa Bộ Công an và NHNN) triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06, nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, bảo mật, tiện ích, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;

Năm là, tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 689/QĐ-TTg; theo dõi, giám sát tình hình nợ xấu của hệ thống các TCTD…

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Tại sao khó ngăn chặn các trang mạng xã hội hoạt động trái phép?

(VnMedia) - Các trang web reviews công ty (đánh giá công ty) hoạt động như các mạng xã hội trái phép và cho phép thành viên đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng về các doanh nghiệp Việt Nam. Tình trạng nhức nhối này kéo dài từ nhiều năm nay...

Ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

(VnMedia) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định số 724/QĐ-BTTTT ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát.

Người phụ nữ Hà Nội bị lừa 15 tỷ đồng sau khi nhận cuộc gọi giả mạo công an

(VnMedia) - Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mời nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng. Mới đây, Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 15 tỷ đồng.

Thủ đoạn hack và giả mạo tài khoản mạng xã hội để lừa đảo

(VnMedia) - Hack (tấn công chiếm quyền điều khiển) tài khoản mạng xã hội để lừa vay tiền đã dễ làm người thân, bạn bè chủ tài khoản bị hack sập bẫy, nhưng hack hoặc tạo tài khoản giả mạo rồi sử dụng tài khoản ngân hàng có thông tin trùng với chủ tài khoản bị hack, bị giả mạo thì người cảnh giác cao cũng có thể bị lừa.

Người dùng Android là mục tiêu trong các cuộc tấn công vào ngân hàng trực tuyến

(VnMedia) - Cơ quan Giao thông vận tải của Phần Lan (Traficom) đang cảnh báo về một chiến dịch phần mềm độc hại nhắm vào người dùng Android đang diễn ra nhằm xâm phạm các tài khoản ngân hàng trực tuyến.