- Một phái đoàn từ Mỹ đã bày tỏ với Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare về quan ngại của Washington đối với thỏa thuận an ninh mà quần đảo này ký với Trung Quốc đồng thời cảnh báo nếu Bắc Kinh duy trì bất kỳ sự hiện diện quân sự nào ở đó, Mỹ sẽ “đáp trả tương xứng".
![]() |
Ông Kurt Campbell |
Nhà Trắng cũng xúc tiến mở một Đại sứ quán tại Honiara – thủ đô của quốc đảo Solomon, và hai nước nhất trí khởi động một cuộc đối thoại chiến lược cũng như một chương trình về nhận thức trong lĩnh vực hàng hải và một loạt các sáng kiến khác.
Phái đoàn Mỹ do Điều phối viên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Kurt Campbell dẫn đầu đã bay tới Honiara sau khi có thông báo hồi tuần trước rằng Trung Quốc và Solomon đã ký một thỏa thuận an ninh.
Theo Nhà Trắng, giới chức Solomon nhấn mạnh thỏa thuận mà nước này ký với Trung Quốc “chỉ áp dụng trong nội địa”. Thủ tướng Sogavare đã cố gắng trấn an phái đoàn của Mỹ với lời khẳng định “sẽ không có căn cứ quân sự, không có sự hiện diện quân sự và không có việc thể hiện năng lực quân sự” theo thỏa thuận giữa Solomon và Trung Quốc.
Nội dung của thỏa thuận an ninh giữa Solomon và Trung Quốc chưa được tiết lộ nhưng theo bản phác thảo thỏa thuận bị rò rỉ ra bên ngoài, quần đảo Solomon có thể “yêu cầu Trung QUốc đưa cảnh sát, quân đội và các lực lượng thực thi pháp luật, lực lượng vũ trang” đến nước họ trong trường hợp xảy ra bạo lực, như là các vụ bạo loạn từng làm rung chuyển quốc đảo khoảng 700.000 dân vào năm 2019. Theo các điều khoản được đưa ra trong thỏa thuận, các tàu hải quân Trung Quốc có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của Solomon cho hoạt động nghỉ chân hoặc bổ sung hậu cần.