Còn 20 dự án, dự thảo Luật phải chỉnh lý, xây dựng mới, trình Quốc hội trong năm 2024

0
0

 - Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội đã xem xét, thông qua 03 dự án, dự thảo. Do đó, năm 2024, Chính phủ còn phải phối hợp chỉnh lý, xây dựng mới, trình Quốc hội 20 dự án, dự thảo.

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết phiên thường kỳ tháng 4/2024, phiên họp thứ 32 của UBTVQH dự kiến diễn tra trong 4 ngày làm việc để cho ý kiến với 18 nội dung và 3 nội dung cho ý kiến bằng văn bản.

Cụ thể:

Nhóm vấn đề thứ nhất, tiếp tục cho ý kiến các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) gồm: Cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; cho ý kiến về các dự án luật dự kiến trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, theo đó có 5 dự án luật là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Về các nhóm vấn đề giám sát, UBTVQH cho ý kiến về báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, dự kiến Chương trình giám sát năm 2025 của Quốc hội, UBTVQH; Xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”; Cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Nhóm vấn đề quan trọng quốc gia, UBTVQH cho ý kiến đối với Tờ trình về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2023; Tờ trình số 112/TTr-CP ngày 28/3/2024 của Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

 

Đối với các nội dung xem xét thuộc thẩm quyền của UBTVQH gồm: Xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2023; Cho ý kiến về Tờ trình số 01/TT-CTN ngày 01/3/2024 của Chủ tịch nước về việc ký Hiệp ước vay giữa nước CHXHCN Việt Nam và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) cho Dự án hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; Xem xét Báo cáo số 71/BC-CP của Chính phủ về một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; Cho ý kiến về việc tổ chức lại Trung tâm tin học thành Cục Công nghệ thông tin và dữ liệu kiểm toán thuộc Kiểm toán nhà nước; Xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2024.

Trình bày Tờ trình đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo Nghị quyết số 89/2023/QH15 của Quốc hội, các Nghị quyết điều chỉnh Chương trình của UBTVQH, trong năm 2024, Chính phủ có nhiệm vụ phối hợp chỉnh lý và xây dựng mới, trình Quốc hội, UBTVQH 23 dự án, dự thảo. Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội đã xem xét, thông qua 03 dự án, dự thảo. Do đó, năm 2024, Chính phủ còn phải phối hợp chỉnh lý, xây dựng mới, trình Quốc hội 20 dự án, dự thảo.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, Chính phủ tiếp tục xác định xây dựng, hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của năm; tiếp tục quán triệt, thể chế hóa kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các bộ, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh tổ chức các phiên họp Chính phủ thường kỳ, hàng tháng, Chính phủ đều tổ chức phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, quy trình cho ý kiến các dự án luật được Chính phủ xem xét thận trọng, chặt chẽ hơn; các dự án khi trình đều được Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến rồi mới trình Chính phủ xem xét, thông qua bằng nghị quyết trước khi trình Quốc hội, UBTVQH.

Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện còn một số đề nghị xây dựng luật Chính phủ trình nhưng chưa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận bổ sung vào Chương trình. Tồn tại, hạn chế này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là từ nguyên nhân chủ quan, khi lập đề nghị xây dựng luật, cơ quan được giao chủ trì chưa lường trước được những khó khăn trong quá trình thực hiện, nhất là đối với một số dự án luật có nội dung khó, phức tạp, tác động lớn đến xã hội; chưa thực sự quan tâm đầu tư thời gian, nguồn lực thực hiện; tính dự báo chưa cao khi đề xuất các dự án, chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của tổ chức pháp chế. 

Về đề nghị của Chính phủ về chương trình năm 2025, điều chỉnh chương trình năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, nguyên tắc lập Đề nghị của Chính phủ là ưu tiên đề xuất các dự án nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; kịp thời thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị về việc tổng kết thực hiện các nghị quyết về tư pháp, pháp luật; các yêu cầu của Quốc hội, UBTVQH; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ cũng ưu tiên đề xuất đưa các dự án nhằm: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thực hiện các cam kết quốc tế; Bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp; Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật;…

Ngoài ra, Chính phủ đề nghị Chương trình phải đảm bảo tính khả thi, tránh dồn nhiều dự án vào năm 2024; coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, không đưa vào Chương trình những dự án thiếu hồ sơ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt, năm 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, do đó, việc xây dựng Chương trình cần đảm bảo các dự án được xem xét, cho ý kiến và thông qua trong năm 2025, hạn chế tối đa các dự án được xem xét, thông qua trong 02 nhiệm kỳ Quốc hội. Đồng thời, bảo đảm tính linh hoạt, tính đến khả năng trong năm 2024 sẽ tiếp tục có các đề xuất bổ sung một số dự án vào Chương trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Giá xăng tiếp tục giảm, RON95 lùi về sát mức 23.000 đồng/lít

(VnMedia) – Kể từ 15h chiều nay (16/5), giá xăng tiếp tục được điều chỉnh giảm với mức từ 409 đồng/lít -  508 đồng/lít. Trong đó, xăng RON95 xuống còn 23.135 đồng/lít.

Cảnh báo giả danh Bảo hiểm Xã hội yêu cầu đồng bộ dữ liệu căn cước công dân

(VnMedia)-  Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông tin hiện tại Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố không có chủ trương điện thoại hay nhắn tin yêu cầu người dân cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID.

Thêm một khách hàng trúng xổ số Vietlott trị giá lớn khi mua qua VNPT Money

(VnMedia) – Vietlott vừa tìm thấy 1 vé số trúng giải Jackpot 2 trị giá hơn 3,44 tỷ đồng của loại hình xổ số Power 6/55. Khách hàng trúng thưởng là thuê bao Vinaphone và mua vé xổ số qua VNPT Money.

Giá vàng liên tục tăng chóng mặt

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (16/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng mạnh thêm tới hơn 34 USD/ounce. Trong khi đó, cuối phiên giao dịch hôm qua, 15/5, giá vàng miếng SJC của Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn lại vượt qua mức 90 triệu đồng/lượng.

Công khai mã khai thác lỗ hổng zero-day RCE trong bộ định tuyến D-Link EXO AX4800

(VnMedia) - Bộ định tuyến (router) D-Link EXO AX4800 (DIR-X4860) dễ bị tấn công bởi lỗ hổng thực thi lệnh từ xa không yêu cầu xác thực, cho phép kẻ tấn công có quyền truy cập vào cổng HNAP giành toàn quyền kiểm soát thiết bị.