ByteDance kiên quyết không thoái vốn, sẵn sàng đóng cửa TikTok ở Mỹ

0
0

 - Bốn nguồn tin cho biết, chủ sở hữu TikTok – công ty ByteDance của Trung Quốc muốn đóng cửa ứng dụng của mình ở nước Mỹ hơn là bán nó nếu như họ đã sử dụng hết mọi lựa chọn pháp lý để chống lại luật cấm nền tảng này mà không thành công.

 

Các thuật toán mà TikTok dựa vào để vận hành được coi là cốt lõi đối với hoạt động tổng thể của ByteDance, điều này sẽ khiến việc bán ứng dụng kèm theo thuật toán là rất khó xảy ra, các nguồn tin thân cận với công ty mẹ tiết lộ.

Theo các nguồn tin, TikTok chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu và số người dùng hoạt động hàng ngày của ByteDance, vì vậy công ty mẹ tính toán đóng cửa ứng dụng này ở Mỹ trong trường hợp xấu nhất còn hơn là bán nó cho một công ty mua tiềm năng ở Mỹ.

Các nguồn tin cho hay, việc ngừng hoạt động sẽ có tác động hạn chế đến hoạt động kinh doanh của ByteDance trong khi công ty sẽ không phải từ bỏ thuật toán cốt lõi của mình. Các nguồn tin từ chối nêu tên vì họ không được phép tiết lộ thông tin với giới truyền thông.

ByteDance từ chối bình luận về thông tin nói trên.

ByteDance cho biết vào cuối ngày hôm qua (25/4) trong một tuyên bố đăng trên Toutiao - một nền tảng truyền thông mà họ sở hữu, rằng họ không có kế hoạch bán TikTok, để đáp lại một bài báo của The Information cho biết ByteDance đang cân nhắc các kịch bản bán hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ mà không kèm theo thuật toán khuyến nghị video cho người dùng TikTok.

Trả lời yêu cầu bình luận của giới báo chí, người phát ngôn của TikTok đã đề cập đến tuyên bố của ByteDance đăng trên Toutiao.

Giám đốc điều hành của TikTok – ông Shou Zi Chew hôm 24/4 cho biết, công ty truyền thông xã hội này hy vọng sẽ giành chiến thắng pháp lý tại tòa án nhằm ngăn chặn dự luật được Tổng thống Joe Biden ký thành luật – một dự luật có thể cấm ứng dụng video ngắn phổ biến được 170 triệu người Mỹ sử dụng.

Dự luật, được Thượng viện Mỹ thông qua với tỷ lệ ủng hộ áp đảo hôm 23/4, được thúc đẩy bởi những lo ngại lan rộng trong các nhà lập pháp Mỹ về việc Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu của người Mỹ hoặc sử dụng ứng dụng này để giám sát.

Dự luật được ký kết đặt ra thời hạn thoái vốn khỏi TikTok của công ty Trung Quốc là ngày 19/1 - một ngày trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Biden hết hạn - nhưng ông này có thể gia hạn thời hạn thêm ba tháng nếu xác định rằng quá trình thoái vốn ByteDance đang có tiến triển.

ByteDance không tiết lộ công khai hiệu quả tài chính hoặc chi tiết tài chính của bất kỳ đơn vị nào của mình. Các nguồn tin riêng biệt cho biết, công ty tiếp tục kiếm phần lớn tiền ở Trung Quốc, chủ yếu từ các ứng dụng khác như Douyin, ứng dụng tương đương với TikTok của Trung Quốc.

Một nguồn tin riêng có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này cho hay, Mỹ chiếm khoảng 25% tổng doanh thu của TikTok vào năm ngoái.

Rất nhiều ngân hàng đầu tư cho rằng, rất khó để định giá TikTok trị giá bao nhiêu so với các đối thủ cạnh tranh tương tự như Facebook của Meta Platforms và Snap vì thông tin tài chính của TikTok không được phổ biến rộng rãi cũng như không dễ truy cập.

Hai trong số bốn nguồn tin tiết lộ, doanh thu năm 2023 của ByteDance đã tăng lên gần 120 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 80 tỷ USD vào năm 2022. Một trong những nguồn tin cho biết, người dùng hoạt động hàng ngày của TikTok ở Mỹ cũng chỉ chiếm khoảng 5% lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) của ByteDance trên toàn thế giới.

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


MyTV và câu chuyện doanh nghiệp Việt vượt khó để làm chủ công nghệ

(VnMedia) - Chỉ trong một thời gian ngắn, truyền hình MyTV của VNPT đã đạt được sự tăng trưởng thần tốc 1 năm bằng tích lũy cả 10 năm và vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Bộ Công Thương nói gì về đề xuất thí điểm thuốc lá điện tử?

(VnMedia) - Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử.

Thế Vận hội Paris 2024 sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa an ninh mạng chưa từng có

(VnMedia) - Thế Vận hội Paris 2024 đang chuẩn bị sẵn sàng có thể để đối mặt với một thách thức chưa từng có về mặt an ninh mạng, trong bối cảnh các nhà tổ chức sự kiện dự kiến ​​​​sẽ phải chịu áp lực rất lớn đối với Thế vận hội diễn ra vào mùa hè này.

Ngăn chặn nhiều vụ giả danh Công an gọi điện hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID

(VnMedia) - Lực lượng công an đã phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo giả mạo Công an tiến hành cài đặt ứng dụng VneID để chiếm quyền điều khiển điện thoại, nhằm lấy các thông tin cá nhân, chiếm đoạt tiền trong tài khoản...

Đức triệt phá 12 trung tâm cuộc gọi lừa đảo, bắt giữ 21 nghi phạm

(VnMedia) - Cơ quan thực thi pháp luật của Đức đã triệt phá 12 trung tâm cuộc gọi lừa đảo qua điện thoại đứng sau hàng nghìn cuộc gọi lừa đảo hàng ngày ở Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Lebanon.