Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn nước ngoài còn chậm

0
0

- Ước 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ kiểm soát chi nguồn vay nước ngoài đạt 27,4% (tương đương 3.251 tỷ đồng), tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ ngành đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng).

Sáng ngày 28/6/2023, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 6 tháng đầu năm và các biện pháp tăng cường giải ngân năm 2023. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính luôn coi công tác giải ngân vốn đầu tư công trong và ngoài nước là một nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới. 

Giải ngân vốn đầu tư công nguồn nước ngoài 6 tháng đạt 27,2%

Theo Bộ Tài chính, tổng dự toán vốn nước ngoài được giao từ nguồn ngân sách trung ương theo Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 cho các Bộ, ngành là 11.858,314 tỷ đồng.  

Theo số liệu trên hệ thống Tabmis, tính đến hết ngày 31/5/2023, tỷ lệ nhập dự toán trên Tabmis chi tiết theo dự án so với kế hoạch vốn nước ngoài được giao của các Bộ, ngành đạt 92,36% (10.953,909 tỷ đồng).

Báo cáo về tình hình giải ngân công, Bộ Tài chính cho biết, ước 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ kiểm soát chi nguồn vay nước ngoài đạt 27,4% (tương đương 3.251 tỷ đồng), tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ ngành đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng). 

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Về tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài, có 5/11 Bộ, ngành là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Giáo dục và đào tạo và Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam có giải ngân nhưng số giải ngân tập trung chủ yếu ở 3 Bộ là Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam (47,42%), Bộ Giao thông vận tải (30,97%). Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (30,56%), 2 Bộ còn lại có số giải ngân rất ít, Bộ Tài nguyên và môi trường (4,19%), Bộ Giáo dục và đào tạo (5,26%).

“Về kế hoạch vốn 2022 kéo dài, kế hoạch vốn nước ngoài năm 2022 của các Bộ, ngành được kéo dài sang năm 2023 là 1.042,589 tỷ đồng. Hiện các Bộ, ngành đã bắt đầu giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch vốn 2022 kéo dài”, Bộ Tài chính thông tin. 

 

Chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư

Đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chậm, Bộ Tài chính cũng cho biết, dự án đã được bố trí vốn, đã hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm triển khai các công tác sẵn sàng cho đầu tư nên ảnh hưởng đến việc giải ngân như: Chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; Chưa hoàn tất ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế; Mới hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều kiện cho vay lại và ký kết Hiệp định vay phụ, Hợp đồng ủy quyền cho vay lại; Vướng mắc, tranh chấp giữa nhà thầu và Chủ đầu tư về giá trị trượt giá, khối lượng, giá trị cuối cùng. 

“Dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay. Việc chậm điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn tới chậm ký kết hợp đồng do không đảm bảo nguồn vốn thực hiện, dẫn tới nhiều gói thầu chậm triển khai”, Bộ Tài chính đưa ra lý do dẫn đến tình trạng giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chậm. 

Bên cạnh đó, còn có vướng mắc do chậm nhận được ý kiến không phản đối của nhà tài trợ  hoặc ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ có liên quan, hồ sơ xin ý kiến chưa đầy đủ và do cách thức tổ chức triển khai dự án ô. Các bên đã tổ chức trao đổi, tọa đàm nhưng vẫn cần tiếp tục xử lý. Các vướng mắc này thuộc trách nhiệm xử lý của ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án và các nhà tài trợ. 

Trước những vướng mắc trên, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương thực hiện các giải pháp trong phạm vi quản lý của mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

Đối với các cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính cũng kiến nghị rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án và kịp thời nhập vào hệ thống Tabmis để các dự án có cơ sở giải ngân. Trong đó tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án ưu tiên cần sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng và các dự án sắp hoàn thành, các dự án sắp hết thời hạn giải ngân theo quy định của hiệp định vay. Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giải ngân do vướng mắc đã quá lâu không giải quyết được, đề nghị hủy, chuyển dự toán cho dự án khác có tính sẵn sàng hơn.

Đối với các chủ dự án, tập trung triển khai các chương trình, dự án để kịp thời có khối lượng cho giải ngân; điều phối, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện dự án của các bên liên quan theo các nguồn vốn vay, viện trợ, đối ứng; tuyển chọn tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm thiết kế dự án, đảm bảo đạt chất lượng, phù hợp với thực tế và tránh phải điều chỉnh trong quá trình triển khai. Trường hợp tư vấn do phía nước ngoài thuê tuyển, lên kế hoạch giám sát chặt chẽ tiến độ, khối lượng, chất lượng công việc của tư vấn để có biện pháp xử lý ngay khi phát sinh vấn đề.

Yến Nhi


Ý kiến bạn đọc


Loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng bắt đầu bị kiểm tra

(VnMedia)- Nội dung thanh tra bao gồm: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền; Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ; về kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế.

Nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò thanh toán đơn hàng nhận "hoa hồng"

(VnMedia) - Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng. Với lời quảng cáo việc nhẹ lương cao, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể kiếm tiền, nhiều nạn nhân đã sập bẫy thủ đoạn này.

Giá xăng tăng trở lại, RON95 lên hơn 23 nghìn đồng/lít

(VnMedia) - Kể từ 15h chiều nay (23/5), giá xăng E5RON92 điều chỉnh tăng 162 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành lên mức 22.277 đồng/lít; xăng RON95 tăng 78 đồng/lít lên 23.213 đồng/lít. Trong khi đó, giá các mặt hàng dầu giảm nhẹ từ 6 đồng/lít - 36 đồng/lít.

Thí điểm "Sổ sức khỏe điện tử" phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNelD

(VnMedia) -  Ngày 21/5/2024, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1332/QĐ-BYT về việc ban hành "Sổ sức khỏe điện tử" phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.

Giá vàng thế giới đột ngột giảm sâu

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (23/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục có thêm một phiên giảm sâu, tới 39,97 USD/ounce, tương đương 1,65%,