Cơ quan tình báo Mỹ: Chưa có bằng chứng nào cho thấy TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia

0
0

 - Dự luật Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát đã được Hạ viện thông qua vào tuần trước với sự chấp thuận của cả hai đảng. Với số phiếu là 352 ủng hộ và 65 chống, Dự luật trên hiện đang được chuyển tới Thượng viện.

Số phận của dự luật vẫn chưa thể chắc chắn tại Thượng viện, nơi một số thượng nghị sĩ muốn thực hiện một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn việc phản đối quyết liệt đối với một ứng dụng phổ biến có tới 170 triệu người dùng tại Mỹ.

 

Tuần trước, Nhà Trắng cũng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ sẵn sàng ký ban hành thành luật nếu dự luật này được thông qua. Dự luật có tên "Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát”, cho phép Tổng thống cấm các ứng dụng khác nếu được cho là nguy hại tới an ninh quốc gia.

Chưa có bằng chứng cho thấy TikTok đã làm việc với chính phủ Trung Quốc

Về phần ứng dụng chia sẻ video TikTok, dự luật sẽ cấm nền tảng này hoạt động ở Hoa Kỳ trừ khi chủ sở hữu của nó, công ty ByteDance của Trung Quốc phải thoái vốn quyền sở hữu ứng dụng nếu không muốn bị cấm hoạt động tại Hoa Kỳ. Điều đáng nói là ByteDance có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc và dữ liệu cá nhân mà họ thu thập ở Hoa Kỳ được gửi về một máy chủ được đặt tại Trung Quốc. Tuy nhiên,  theo tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ - The Intercept, cơ quan tình báo của Mỹ vẫn chưa thể thu thập được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy TikTok có giao dịch với chính phủ Trung Quốc.

CEO của TikTok - Show Chew
CEO của TikTok - Show Chew

Bản thân những người đứng đầu TikTok nói rằng, họ chưa bao giờ chia sẻ dữ liệu người dùng với chính phủ Trung Quốc và sẽ từ chối làm như vậy ngay cả khi được yêu cầu. Giám đốc điều hành TikTok - Shou Chew, người đã điều trần trước Quốc hội Mỹ gần một năm trước cho biết vào tuần trước rằng, TikTok không có quyền sở hữu của chính phủ Trung Quốc. Mặc dù, cơ quan tình báo Mỹ cũng bày tỏ những lo ngại về mặt lập pháp của TikTok, trong khi đó các cơ quan như Cụ điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) vẫn chưa tìm ra mối liên hệ rõ ràng giữa TikTok và Bắc Kinh.

Vào năm 2022, Giám đốc CIA - William Burns đã chia sẻ với kênh CNN rằng “thật khó để biết Chính phủ Trung Quốc có thể làm gì để thao túng TikTok”. Cụ thể hơn, ông Burns nói rằng, ông lo ngại về những gì chính phủ Trung Quốc có thể làm với TikTok, chứ không phải những gì chính phủ đã làm.

Cũng trong năm 2022, Giám đốc FBI Christopher Wray đã đưa ra nhận xét tương tự khi nói rằng "công ty mẹ của TikTok do chính phủ Trung Quốc kiểm soát và điều đó mang lại cho họ tiềm năng tận dụng ứng dụng này theo những cách mà tôi nghĩ là đáng lo ngại". Giống như nhận xét của ông Burns, ông Wray nói về khả năng chính phủ Trung Quốc sử dụng TikTok để chống lại Hoa Kỳ và FBI vẫn chưa tìm ra bằng chứng chứng minh điều đó đã xảy ra.

Giám đốc FBI đã chia sẻ về điều này vào một thời điểm khác trong năm 2022, “Tôi muốn nói rằng chúng tôi thực sự có những lo ngại về an ninh quốc gia đối với TikTok, ít nhất là từ phía FBI. Trong đó, khả năng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng nền tảng này để kiểm soát việc thu thập dữ liệu trên hàng triệu người dùng hoặc sử dụng các thuật toán kiểm soát các hoạt động của quốc gia mà họ chọn theo dõi." Từ khả năng này cho thấy, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa sử dụng TikTok để lấy dữ liệu về người Mỹ.

Nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, sử dụng mạng xã hội để gây ảnh hưởng và thao túng công dân ở các quốc gia khác

Tuần trước, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Avril Haines, quan chức tình báo cấp cao nhất của Hoa Kỳ đã được hỏi: liệu Trung Quốc có sử dụng TikTok để thử nghiệm và gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Tổng thống của Hoa Kỳ vào năm 2024 hay không? Ông Haines nói: “Chúng tôi không thể loại trừ khả năng Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng nó”.

Nhưng sự thật là nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, sử dụng mạng xã hội nhằm nỗ lực gây ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc bầu cử nước ngoài. Thứ Hai tuần trước, trong đánh giá mối đe dọa hàng năm của cộng đồng tình báo, báo cáo cho biết: “Các tài khoản TikTok do cơ quan truyền thông nước ngoài điều hành được cho là đã nhắm mục tiêu vào các ứng cử viên từ cả hai đảng chính trị trong chu kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ vào năm 2022”.

Trang Reuters mới đây đưa tin rằng, khi ông Donald Trump còn là tổng thống, ông đã ký lệnh cho phép CIA sử dụng mạng xã hội để gây ảnh hưởng và thao túng dư luận của công dân Trung Quốc. Và Hoa Kỳ làm những việc như vậy với các quốc gia và các nhóm lợi ích khác.

 

Hoàng Thanh


Ý kiến bạn đọc


Ba thách thức chính trong công tác bảo vệ an ninh mạng trọng yếu

(VnMedia) - Theo chuyên gia đến từ OPSWAT Việt Nam, ba thách thức chính trong công tác bảo vệ an ninh mạng trọng yếu đó là: Sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, sự gia tăng các cuộc tấn công mạng và sự thiếu hụt nhân lực chuyên môn cao.

Tính mạng bệnh nhân nguy hiểm vì tấn công mã độc tống tiền ransomware vào bệnh viện

(VnMedia) - Một cuộc tấn công mã độc tống tiền ransomware vào một mạng lưới bệnh viện lớn của Mỹ bắt đầu từ ba tuần trước đang gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân khi các y tá buộc phải nhập thông tin đơn thuốc theo cách thủ công và làm việc mà không có hồ sơ sức khỏe điện tử, y tá tại hai bệnh viện bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công mạng đã nói như vậy với hãng tin CNN.

Nguyên tắc bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro trên không gian mạng

(VnMedia) - Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến. Trẻ em thuộc mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tiếp cận với những công cụ này. Tuy nhiên, AI, Internet tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với trẻ em - nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và chưa biết tự bảo vệ bản thân trước tác động tiêu cực của môi trường mạng.

Hơn 90 ứng dụng Android độc hại với 5,5 triệu lượt cài đặt đã được phát hiện trên Google Play

(VnMedia) - Hơn 90 ứng dụng Android độc hại với hơn 5,5 triệu lượt cài đặt đã được phát hiện trên Google Play để phát tán các phần mềm độc hại và phần mềm quảng cáo, đáng chú ý trong số đó là Anatsa, một trojan ngân hàng có hoạt động tăng vọt trong thời gian gần đây.

Giá vàng đột ngột giảm mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (30/5), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ giảm mạnh tới hơn 20 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC cũng đang giữ ở mức cao 90 triệu đồng/lượng khi chốt phiên làm việc cuối giờ chiều qua (27/5).