Đại biểu Quốc hội lo ngại những nguy cơ khi tham gia hiệp định CPTPP

0
0

(VnMedia) - "Chương trình hành động thực thi hiệp định cần nhấn mạnh việc hỗ trợ các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nếu các đối tượng này không được hưởng lợi từ CPTPP thì việc thực thi hiệp định này sẽ là một thất bại” - đại biểu Vũ Tiến Lôc nêu rõ.

Phải biết thực thi một cách khôn ngoan

Phát biểu tại Hội trường Quốc hội sáng 5/11 khi thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) nhất trí với Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP tại kỳ họp lần này bởi những cơ hội quý giá do hiệp định mang lại và “trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều bất ổn, xung đột và chiến tranh thương mại leo thang thì những cơ hội này càng quý giá”.

Tuy nhiên, đại biểu Vũ Tiến Lộc cũng nhấn mạnh:“Tất cả mới chỉ là cơ hội và vì kỳ vọng nhiều vào các cơ hội nên chúng ta không thể không lo lắng về nguy cơ các cơ hội này có thể không trở thành hiện thực”.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, bài học từ việc thực thi 10 FTA đang có đã cho thấy rất rõ điều này. “Các FTA hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nhưng phần lợi ích thực sự đạt được còn khiêm tốn. Riêng lợi ích từ ưu đãi thuế quan trung bình chỉ tận dụng chưa đầy 40% và chủ yếu thuộc về FDI, hơn 60% còn lại vì nhiều lý do khác nhau đã tuột khỏi doanh nghiệp Việt Nam" – Đại biểu Vũ Tiến Lộc dẫn chứng.

Đại biểu Lộc đề nghị, cùng với việc phê chuẩn hiệp định, Quốc hội cần giao nhiệm vụ cho Chính phủ xây dựng và triển khai chương trình hành động bảo đảm thực thi hiệp định có hiệu quả.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, chương trình này ít nhất phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản. Thứ nhất, đó là phải bao gồm đầy đủ nhiệm vụ chính sách, pháp luật cần thiết. “Không thể chỉ để tuân thủ các cam kết trong hiệp định mà còn để ứng phó với các thách thức và tận dụng các cơ hội mở ra” – ông Lộc nói và nêu rõ, báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội mới chỉ liệt kê văn bản pháp luật phải sửa đổi hay ban hành mới theo yêu cầu của hiệp định, điều này là cần nhưng chưa đủ.

“Chúng ta chưa có dự kiến nào về việc sửa đổi hay ban hành chính sách mới, hay văn bản không phải do hiệp định trực tiếp yêu cầu, nhưng cần thiết phải điều chỉnh dưới tác động của hiệp định. Ví dụ, để thực hiện cam kết về thuế quan trong hiệp định, chúng ta đã dự kiến ban hành nghị định về biểu thuế xuất - nhập khẩu ưu đãi nhưng chúng ta chưa có được dự kiến nào về các chính sách để cân đối, bù đắp nguồn thu ngân sách bị thiếu hụt từ việc loại bỏ thuế theo các cam kết. Ví dụ như các biện pháp cắt giảm chi, tăng cường hợp tác công - tư, cơ chế hành thu có hiệu quả, chống gian lận và chuyển giá v.v...” - ông Lộc nói và đặt câu hỏi: “Nếu không có ngay những dự kiến này thì khi nguồn thu thiếu hụt, Quốc hội và Chính phủ sẽ phải hành xử ra sao? Liệu chúng ta có phải sử dụng đến các biện pháp tăng thuế, tăng phí chậm thu khiến doanh nghiệp và người dân bức xúc?”

ĐB Vũ Tiến Lộc
ĐB Vũ Tiến Lộc

Thứ hai, theo ông Vũ Tiến Lộc, đó là phải dự kiến được các phương án cụ thể, “không chỉ thực thi hiệp định một cách nghiêm túc mà còn phải biết thực thi một cách khôn ngoan; Không chỉ cần tuân thủ mà còn phải biết chủ động vận dụng theo phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến vì lợi ích của doanh nghiệp quốc gia, dân tộc”.

Thứ ba, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, chương trình hành động thực thi hiệp định cần nhấn mạnh công tác tổ chức thực hiện và hỗ trợ các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

“Nếu các đối tượng này không được hưởng lợi từ CPTPP thì việc thực thi hiệp định này sẽ là một thất bại” – đại biểu Vũ Tiến Lộc thẳng thắn nêu rõ.

“Vì CPTPP là một hiệp định tiêu chuẩn cao nhất từ trước tới nay nên chương trình hành động thực thi hiệp định này cũng phải đạt những chuẩn mực cao nhất” – đại biểu Lộc nhấn mạnh.

Ông Lộc cũng đưa ra một cảnh báo quan trọng, đó là theo bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới mới công bố trong tuần qua, Việt Nam đứng thứ 69 trên thế giới và xếp hạng cuối cùng trong 11 nền kinh tế tham gia CPTPP.

“Khoảng cách với thế giới còn quá lớn, cạnh tranh sẽ rất khắc nghiệt, số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể đang tăng lên trong thời gian gần đây đã cho thấy rõ điều này” – ông Lộc nói và cho rằng, cần phải “khép lại khoảng cách giữa lời nói và việc làm, kiên trì gỡ bỏ từng giấy phép, từng thủ tục hành chính đang gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp để không chỉ tiếp tục cởi trói mà còn tiếp tục tiếp sức cho công cuộc khởi nghiệp của toàn dân. Hội nhập nói chung và hội nhập CPTPP riêng”.

Cẩn trọng với lao động trẻ em

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho biết, vấn đề quan tâm nhất trong Hiệp định CPTPP đối với Việt Nam là vấn đề lao động và công đoàn.

“Để thực thi nghiêm túc các cam kết của Hiệp định CPTPP, Chính phủ cần phải dự liệu những khó khăn đối với việc tăng cường giảm thiểu lao động trẻ em trong bối cảnh lao động của nước ta chủ yếu là lao động nông nghiệp nông thôn. Lao động trong khu vực phi chính thức còn chiếm một tỷ trọng lớn lao động trẻ em lớn. Việc sử dụng lao động trẻ em trong nông nghiệp và hoạt động dịch vụ còn khá phổ biến. Đây là vấn đề cần được xem xét và rà soát để chúng ta điều chỉnh và sửa đổi các hệ thống pháp luật cho phù hợp” – ông Lợi phân tích.

Đưa ra dẫn chứng về việc Việt Nam có lợi thế hơn các nước không phải chỉ ở mức các dòng thuế cắt chậm mà còn là thời gian dài hơn để thực hiện quá trình chuyển đổi, cắt giảm dòng thuế cũng như thực hiện cam kết, tuy nhiênđĐại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) lưu ý: “Với lệ lợi thế như vậy, liệu hàng hóa có thể tham gia vào được hay không để được hưởng lợi thế này?”

Theo ông Cường, muốn tham gia được, hàng hóa phải đảm bảo có sức cạnh tranh, đồng thời phải đủ điều kiện để được tham gia. “Trong thỏa thuận của Hiệp định CPTPP có một điều kiện để các hàng hóa được tham gia đó là quy tắc xuất xứ hàng hóa tính hàm lượng giá trị khu vực tính bằng giá trị hàng hóa trừ đi phần nguyên liệu không có xuất xứ trong khối trên tổng giá trị hàng hóa. Đây có lẽ là điều thách thức rất lớn đối với các hàng hóa của chúng ta” – ông Cường cảnh báo.

“Ví dụ, ngành dệt may chúng ta cho là ngành có lợi thế nhưng thực tế nguyên liệu xuất xứ của chúng ta phần lớn không nằm trong khối này, như vậy nếu tính tiêu chí về quy tắc xuất xứ, có khả năng chúng ta sẽ có nhiều sản phẩm dệt may không thỏa mãn các điều kiện để đưa vào trong khối” – đại biểu Cường dẫn chứng và cho rằng, vấn đề đặt ra hết sức cấp bách là phải có lộ trình nhanh chóng, sớm chuyển đổi các nguồn nguyên liệu đang nhập từ các nước mà không phải là các quốc gia trong khối để chuyển thành sản xuất nguyên liệu ngay tại trong nước hoặc nhập của các quốc gia trong khối này, khi đó chúng ta mới đảm bảo đủ điều kiện về quy tắc xuất xứ…

Xuân Hưng


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.