EU nỗ lực chấm dứt quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine

0
0

 - Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Tim McPhie vừa lên tiếng cho biết ủy ban này đang nỗ lực để từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt của Nga mà họ nhận được thông qua hệ thống đường ống dẫn ở Ukraine. Hợp đồng vận chuyển khí đốt của EU với Moscow sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

 

Theo ông McPhie, tổng khối lượng vận chuyển khí đốt đến các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) như Áo, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ý hiện lên tới khoảng 15 tỷ mét khối (bcm) mỗi năm.

Ông McPhie cho biết: “Ủy ban Châu Âu đang hợp tác chặt chẽ với các quốc gia này để đảm bảo rằng họ có nguồn cung cấp khí đốt cần thiết”. Vị quan chức của Ủy ban Châu Âu cũng cho biết tại cuộc họp báo diễn ra ở Brussels ngày hôm qua (28/2) rằng: “Tôi sẽ không nói về các tuyến đường cụ thể, nhưng chúng tôi đang nói về việc đảm bảo rằng các quốc gia này có thể nhận khí đốt thông qua các đường ống dẫn khí đốt khác, cũng như khí đốt tự nhiên hóa lỏng và chúng tôi tin tưởng rằng điều đó là có thể”.

Được làm trung gian bởi EU, hợp đồng 5 năm hiện tại giữa Nga và Ukraine đã được ký vào năm 2019, chỉ 24 giờ trước khi thỏa thuận trước đó hết hạn. Theo thỏa thuận này, gã khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga đã đồng ý vận chuyển 65 tỷ mét khối khí đốt qua Ukraine vào năm 2020 và 40 tỷ mét khối khí đốt hàng năm từ năm 2021 đến năm 2024. Đường dây trung chuyển qua Ukraine và nhánh TurkStream ở châu Âu là hai tuyến đường ống duy nhất còn lại để cung cấp khí đốt của Nga đến cho Trung và Tây Âu

Tuy nhiên, Ủy viên Năng lượng Châu Âu Kadri Simson đã phát biểu tại một cuộc họp ủy ban Nghị viện EU hồi đầu tháng này rằng khối này không có ý định gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt hiện tại với Nga qua Ukraine.

EU có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu năng lượng từ Nga vào năm 2027. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khí đốt từ quốc gia bị trừng phạt – đặc biệt là Áo và Hungary. Trong khi hầu hết các nước EU cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga do xung đột Ukraine, Áo, quốc gia chiếm khoảng 80% lượng tiêu thụ nội địa bằng nhiên liệu từ Nga, trên thực tế đã tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Thủ tướng Áo Karl Nehammer gần đây cho biết rằng một ngày nào đó nước này có thể không có khí đốt của Nga, nhưng điều này khó có thể xảy ra trong thời gian ngắn. Ông nhấn mạnh hiện tại, Vienna sẽ tiếp tục mua nhiên liệu từ Moscow. Thủ tướng Nehammer chỉ ra rằng nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Áo, OMV, đã ký hợp đồng với Gazprom cho đến năm 2040 và không thể đơn giản rút khỏi những hợp đồng đó chỉ bằng một nét bút.

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


"0888000666 - Đầu số gia hạn thanh toán duy nhất của VNPT Hà Nội

(VnMedia) - Từ 1/4/2024 hưởng ứng công tác chuyển đổi số Quốc Gia, VNPT Hà Nội cho ra mắt đầu số gọi mời gia hạn thanh toán với một đầu số duy nhất - 0888000666. 

Cảnh báo trang facebook giả mạo Cao đẳng Cảnh sát nhân dân hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian cần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện tài khoản giả mạo Cao đẳng Cảnh sát nhân dân hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.

Các lỗ hổng bộ định tuyến D-Link đang bị tin tặc khai thác trong thực tế

(VnMedia) - Thứ Năm tuần trước, cơ quan An ninh cơ sở hạ tầng và an ninh mạng Mỹ (CISA) đã bổ sung hai lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến bộ định tuyến D-Link vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV).

04 dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp 'ma' mua bán hóa đơn giá trị gia tăng

(VnMedia) - Các “doanh nghiệp ma” thường đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là dịch vụ tổng hợp, kinh doanh thương mại, hoặc những ngành nghề không phải đăng ký vốn pháp định hay phải được cấp chứng chỉ nghề nghiệp.

Cử tri lo ngại những yếu tố phức tạp về an ninh trên không gian mạng

(VnMedia) - Cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao kết quả công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân cho rằng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp về an ninh trên không gian mạng…