Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao, Singapore dẫn đầu

0
0

- Đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,55 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư, tăng 51,3% so với cùng kỳ 2023.

Số liệu vừa công bố của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/3/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP giảm thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn duy trì mức tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, có 644 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) (tăng 23,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 4,77 tỷ USD (tăng 57,9% so với cùng kỳ); có 248 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 934,6 triệu USD (giảm 22,6% so với cùng kỳ); có 604 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 14,1% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 466,2 triệu USD (giảm 61,7% so với cùng kỳ).

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 3,93 tỷ USD, chiếm gần 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỷ USD, chiếm 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 224,8 triệu USD và gần 190,2 triệu USD.

Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 37,7%) và điều chỉnh vốn (chiếm 61,7%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch GVMCP cao nhất (42,5%).

 

Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,55 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư, tăng 51,3% so với cùng kỳ 2023. Hồng Kông đứng thứ hai với hơn 1,05 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư, gấp gần hơn 2,3 lần so với cùng kỳ. Đầu tư của Singapore và Hồng Kông chủ yếu là đầu tư mới, chiếm lần lượt 89,5% và 79,1% tổng vốn đầu tư của Singapore và Hồng Kông trong 3 tháng. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 27,8%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%) và GVMCP (chiếm 27,8%).

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 03 tháng đầu năm 2024. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 6,1 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 745,2 triệu USD, chiếm gần 12,1% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,…

Nếu xét về số dự án, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 38,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 17,3%) và GVMCP (chiếm 72,7%).

Tính tới ngày 20/3/2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 67,85 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ, chiếm 73,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 67,2 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ, chiếm 72,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt 55,5 tỷ USD, tăng 14,1% so cùng kỳ và chiếm 64,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024, khu vực ĐTNN xuất siêu trên 12,3 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 11,7 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 5,6 tỷ USD.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Tại sao khó ngăn chặn các trang mạng xã hội hoạt động trái phép?

(VnMedia) - Các trang web reviews công ty (đánh giá công ty) hoạt động như các mạng xã hội trái phép và cho phép thành viên đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng về các doanh nghiệp Việt Nam. Tình trạng nhức nhối này kéo dài từ nhiều năm nay...

Ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

(VnMedia) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định số 724/QĐ-BTTTT ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát.

Người phụ nữ Hà Nội bị lừa 15 tỷ đồng sau khi nhận cuộc gọi giả mạo công an

(VnMedia) - Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mời nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng. Mới đây, Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 15 tỷ đồng.

Thủ đoạn hack và giả mạo tài khoản mạng xã hội để lừa đảo

(VnMedia) - Hack (tấn công chiếm quyền điều khiển) tài khoản mạng xã hội để lừa vay tiền đã dễ làm người thân, bạn bè chủ tài khoản bị hack sập bẫy, nhưng hack hoặc tạo tài khoản giả mạo rồi sử dụng tài khoản ngân hàng có thông tin trùng với chủ tài khoản bị hack, bị giả mạo thì người cảnh giác cao cũng có thể bị lừa.

Người dùng Android là mục tiêu trong các cuộc tấn công vào ngân hàng trực tuyến

(VnMedia) - Cơ quan Giao thông vận tải của Phần Lan (Traficom) đang cảnh báo về một chiến dịch phần mềm độc hại nhắm vào người dùng Android đang diễn ra nhằm xâm phạm các tài khoản ngân hàng trực tuyến.