Gói tín dụng 125.000 tỷ đồng chưa phù hợp với người mua, thuê mua nhà ở xã hội

0
0

- Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, gói tín dụng 125.000 tỷ đồng phải chịu lãi suất khá cao 7,5%/năm và được điều chỉnh mỗi 6 tháng 1 lần và sau thời hạn ưu đãi lãi suất thì áp dụng lãi suất thỏa thuận, “thả nổi” nên người mua, thuê mua nhà ở xã hội có tâm lý “bất an” nên ngại vay.

Phát biểu tại hội nghị "Gỡ vướng để phât triển nhà ở xã hội do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 17/4/2024, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho biết, về nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, Hiệp hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn chi ngân sách nhà nước trung hạn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, để bố trí “tái cấp vốn” cho Ngân hàng chính sách xã hội hoặc “cấp bù lãi suất” cho 4 ngân hàng thương mại(Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV) được Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội. Bởi lẽ trong giai đoạn 2015-2020, do chưa bố trí được nguồn vốn chi ngân sách nhà nước trung hạn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội nên các chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua nhà ở xã hội gần như không được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Đối với gói tín dụng 125.000 tỷ đồng do 05 ngân hàng thương mại tự nguyện đóng góp (vừa được bổ sung 5.000 tỷ đồng của 1 ngân hàng thương mại cổ phần tham gia) với lãi suất thấp hơn từ 1,5-2% so với lãi suất vay thương mại thông thường, hiện nay đang áp dụng lãi suất 8%/năm đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong thời hạn 3 năm có tác dụng tích cực đối với các chủ đầu tư của các dự án này và cho cả người mua nhà tại các dự án cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ được vay với lãi suất 8%/năm trong thời hạn 5 năm, bởi lẽ trước đây các đối tượng này đã phải vay với lãi suất lên đến trên dưới 12%/năm. Nhưng, theo ông Lê Hoàng Châu, gói tín dụng 125.000 tỷ đồng lại chưa phù hợp với người mua, thuê mua nhà ở xã hội không chỉ vì phải chịu lãi suất khá cao 7,5%/năm và chỉ được áp dụng trong thời hạn 5 năm, mà còn bởi vì các mức lãi suất này được điều chỉnh mỗi 6 tháng 1 lần và sau thời hạn ưu đãi lãi suất thì áp dụng lãi suất thỏa thuận, “thả nổi” nên người mua, thuê mua nhà ở xã hội có tâm lý “bất an” nên ngại vay.

Do vậy, "Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng thêm 02 đối tượng được vay gói 125.000 tỷ đồng bao gồm người mua nhà ở thương mại có giá từ 3,5 tỷ đồng/căn trở xuống và chủ nhà trọ được vay để xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp nhà trọ cho công nhân, lao động thuê ở", ông Lê Hoàng Châu chia sẻ.

Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất ngày 17/02/2023 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua nhà ở xã hội, để thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030.

Nhật Lâm


Ý kiến bạn đọc


Tại sao khó ngăn chặn các trang mạng xã hội hoạt động trái phép?

(VnMedia) - Các trang web reviews công ty (đánh giá công ty) hoạt động như các mạng xã hội trái phép và cho phép thành viên đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng về các doanh nghiệp Việt Nam. Tình trạng nhức nhối này kéo dài từ nhiều năm nay...

Ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

(VnMedia) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định số 724/QĐ-BTTTT ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát.

Người phụ nữ Hà Nội bị lừa 15 tỷ đồng sau khi nhận cuộc gọi giả mạo công an

(VnMedia) - Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mời nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng. Mới đây, Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 15 tỷ đồng.

Thủ đoạn hack và giả mạo tài khoản mạng xã hội để lừa đảo

(VnMedia) - Hack (tấn công chiếm quyền điều khiển) tài khoản mạng xã hội để lừa vay tiền đã dễ làm người thân, bạn bè chủ tài khoản bị hack sập bẫy, nhưng hack hoặc tạo tài khoản giả mạo rồi sử dụng tài khoản ngân hàng có thông tin trùng với chủ tài khoản bị hack, bị giả mạo thì người cảnh giác cao cũng có thể bị lừa.

Người dùng Android là mục tiêu trong các cuộc tấn công vào ngân hàng trực tuyến

(VnMedia) - Cơ quan Giao thông vận tải của Phần Lan (Traficom) đang cảnh báo về một chiến dịch phần mềm độc hại nhắm vào người dùng Android đang diễn ra nhằm xâm phạm các tài khoản ngân hàng trực tuyến.