Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

0
0

- Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 09 tháng 4 năm 2024, Bộ Công Thương đã ký quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).

Ngày 10/4 đã họp lần thứ nhất, thảo luận và hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA sau khi nhận được 14 văn bản góp ý từ các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Ngay sau đó, đã hoàn thiện dự thảo 2 và đăng công khai trên các trang website, đồng thời gửi lấy ý kiến các bộ, ngành cơ quan liên quan vào ngày 16/4.

Ngày 23/4, tiếp tục họp, thảo luận, rà soát, bổ sung Dự thảo 2 Nghị định trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập.

Ngày 24/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến với các đơn vị liên quan.

 

Theo báo cáo, tính đến ngày 25/4/2024, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị. Trên cơ sở ý kiến góp ý, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nghiên cứu tiếp thu giải trình Dự thảo 2 Nghị định quy định cơ chế DPPA theo hướng rút gọn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định (Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định; Dự thảo 3 Nghị định quy định cơ chế DPPA; Báo cáo Chính phủ đánh giá tác động của chính sách; Bảng tổng hợp tổng hợp các góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung và giải trình của Bộ Công Thương) gửi Bộ Tư pháp, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 26/4/2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2840/VPCP-CN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới Bộ Tư pháp về việc thẩm định Dự thảo Nghị định cơ chế DPPA.

Ngay sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ triển khai các công tác rà soát, tiếp thu giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách: mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện quốc gia.

Cùng với dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương cũng gửi kèm báo cáo đánh giá tác động về chính sách với những phân tích cụ thể về 2 phương án đối với mỗi chính sách.

Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án 2 vì có nhiều tác động tích cực. Cụ thể về kinh tế sẽ tạo động lực và khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo; tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân; giảm chi phí vận hành trung gian, tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng điện.

Phương án 2 về mặt xã hội – môi trường, sẽ giúp khách hàng chủ động lựa chọn nguồn cung cấp điện; có quyền kiểm soát hơn về nguồn điện và các dịch vụ kèm theo. Khuyến khích sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, góp phần vào mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng gây ô nhiễm.

Không có tác động, ảnh hương đến hệ thống pháp luật; không phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án 2 vì nó phù hợp với sự phát triển tập trung của nguồn điện gió, điện mặt trời; giảm bớt sự phức tạp trong việc quản lý và ít yêu cầu đầu tư hạ tầng.

Cụ thể, về kinh tế của phương án 2, sẽ giúp giảm chi phí điện cho khách hàng sử dụng điện lớn; Tạo thu nhập phụ cho các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập; Giảm rủi ro năng lượng do đa dạng nguồn cung và tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Về mặt xã hội – môi trường, theo phân tích của phương án 2, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có thể tạo ra việc làm mới; Giảm ô nhiễm không khí và khí nhà kính; giúp vệ tài nguyên thiên nhiên; Giảm khí thải carbon, giảm sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Yến Nhi


Ý kiến bạn đọc


Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phát triển ngành logistics

(VnMedia) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam khẳng định, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics là nhiệm vụ chiến lược, bắt buộc. Bởi ngành hàng hải, ngành hàng không đòi hỏi tính hội nhập cao và sự tuân thủ các quy định của quốc tế.

Các vụ tấn công mạng phơi bày sự yếu kém của hệ thống y tế Mỹ

(VnMedia) - Hai cuộc tấn công bằng ransomware gần đây đã làm tê liệt hệ thống máy tính của hai bệnh viện chăm sóc sức khỏe lớn của Mỹ, gián đoạn quá trình chăm sóc bệnh nhân và bộc lộ những điểm yếu cơ bản trong “hàng rào” bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe trước tin tặc.

Nhiều nạn nhân "sập bẫy", mất tiền tỷ khi làm cộng tác viên online

(VnMedia) - Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng...

Giá vàng bất ngờ đi xuống sau 2 phiên tăng cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (17/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ giảm giá sau 2 phiên tăng liên tiếp...

Google vá lỗ hổng zero-day Chrome thứ ba bị khai thác trong một tuần

(VnMedia) - Google đã phát hành bản cập nhật bảo mật khẩn cấp mới cho Chrome để giải quyết lỗ hổng zero-day thứ ba, CVE-2024-4947, bị khai thác trong các cuộc tấn công trong vòng một tuần.