Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian không phát hiện ca mắc mới COVID-19

0
0

Dựa trên diễn biến tình hình dịch COVID-19 và khuyến cáo của WHO, Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian ủ bệnh trung bình giảm xuống còn 4 ngày và thời gian không phát hiện thêm ca mắc mới giảm còn 8 ngày.

Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Tại dự thảo Tờ trình sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề xuất, thời gian ủ bệnh trung bình giảm xuống còn 4 ngày và thời gian không phát hiện thêm ca mắc mới giảm còn 8 ngày.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19. (Ảnh:TTXVN)
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19. (Ảnh:TTXVN)

Bộ Y tế cho biết việc sửa đổi này căn cứ trên cơ sở khoa học, diễn biến tình hình bệnh COVID-19 hiện nay và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Cũng tại Tờ trình, Bộ Y tế thông tin đối chiếu giữa quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và thực tiễn diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy bệnh COVID-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, cụ thể như sau:

Từ đầu năm đến 31/8/2023, ghi nhận 97.628 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận khoảng 12.000 ca mắc; số mắc trung bình tháng giảm 12 lần so với năm 2021 (khoảng 144.000 ca/tháng) và giảm 68 lần so với 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng).

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023 (tính đến hết tháng 8/2023), tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như: sốt xuất huyết (0,022%), sốt rét (0,017%), bạch hầu (0,102%), ho gà (0,417%).

Đã xác định rõ tác nhân gây bệnh COVID-19 là virus SARS-CoV-2.

COVID-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí của bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong./.

Theo TTXVN
https://www.vietnamplus.vn/bo-y-te-de-xuat-sua-thoi-gian-khong-phat-hien-ca-mac-moi-covid-19/896230.vnp


Ý kiến bạn đọc


Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh trong chiều nay (9/5)

(VnMedia) - Kể từ 15h chiều nay (9/5), giá xăng trong nước đồng loạt giảm mạnh với mức từ 1.288 đồng/lít - 1.411 đồng/lít. Cùng với đó, giá dầu cũng đồng loạt hạ từ 160 đồng/lít - 843 đồng/lít.

Làm gì để bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo?

(VnMedia) - Các ngân hàng đã chủ động gia tăng tần suất cải tiến các hình thức cảnh báo nhằm khuyến nghị khách hàng bảo mật thông tin của mình và thực hiện giao dịch trực tuyến an toàn.

Làm thế nào để ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo bằng giọng nói AI?

(VnMedia) - Sự tiến bộ nhanh như tốc độ ánh sáng của trí tuệ nhân tạo (AI) đã khiến mọi người dễ dàng trở thành con mồi cho các trò lừa đảo bằng giọng nói AI và những vụ lừa đảo kiểu này ngày càng trở nên phổ biến...

Cẩn thận "sập bẫy" lừa đảo hướng dẫn đồng bộ ứng dụng VNeID mức 2 online

(VnMedia) - Các đối tượng đã tạo ra các ứng dụng giả mạo, sau đó giả danh lực lượng Công an đưa ra nhiều lý do khác nhau yêu cầu người dân cài đặt VNeID để chiếm quyền sử dụng điện thoại di động rồi chiếm đoạt tài sản trong tài khoản ngân hàng của các nạn nhân.  

Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP

(VnMedia) - Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt bình quân hàng năm đạt hơn 50%; tốc độ tăng trưởng giao dịch trên điện thoại di động đạt hơn 100%; tốc độ tăng trưởng giao dịch trên kênh Internet đạt hơn 50%...