Vai trò, sứ mệnh mới của truyền thông trong ASEAN

0
0

- Trọng tâm hợp tác ASEAN về thông tin bao gồm các lĩnh vực cụ thể: Tin giả, Tin sai, Tin xấu - độc; Truyền thông về ASEAN và Tăng cường "Bản sắc ASEAN".

Tại Hội nghị Tập huấn Truyền thông Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024 vừa được tổ chức vào chiều 25/4 tại Hà Nội, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin và Truyền thông".

Hội nghị Tập huấn Truyền thông Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024 nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo, tăng cường hiểu biết cho người dân về Hội nhập, ASEAN và UNESCO, sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Theo đại diện đến từ Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT, trọng tâm hợp tác ASEAN về thông tin bao gồm: Tin giả, Tin sai, Tin xấu - độc; Truyền thông về ASEAN và Tăng cường "Bản sắc ASEAN".

Vấn đề về Tin giả và Tin sai sự thật trên Không gian mạng đã được ASEAN thông tin nhận định và đưa vào chương trình nghị sự chính thức từ rất sớm từ năm 2017 đến nay. Cùng với đó, ACMP II cũng đã đưa ra Khung hướng dẫn truyền thông về Tổ chức, Sự phát triển và Tầm nhìn của ASEAN và Cộng đồng ASEAN.

Tại hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN 16, hội nghị AMRI 16 đã được Việt Nam đăng cai tổ chức tại Đà Nẵng, từ ngày 22/9 đến ngày 23/9, với chủ đề xuyên suốt là “Truyền thông: Từ Thông tin đến Tri thức vì một ASEAN Tự cường và Thích ứng".

Hội nghị Tập huấn Truyền thông Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024
Hội nghị Tập huấn Truyền thông Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024 diễn ra chiều 25/4 tại Hà Nội.

Tầm nhìn ASEAN 2035 được đưa ra tại AMRI 16, về thông tin truyền thông đó là: Lấy Tri thức là động lực, Chuyển đổi số tạo thêm Giá trị, Trao quyền và cải thiện đời sống cho Người dân; “Mạnh mẽ”, “Tự cường” và “Năng động”; Tôn trọng và đảm bảo tính toàn vẹn về Chủ quyền Quốc gia trên Không gian mạng; Nuôi dưỡng Bản sắc ASEAN và cảm nhận thuộc về Cộng đồng;Thúc đẩy trách nhiệm xã hội của các nền tảng xuyên biên giới,

Cũng tại AMRI 16, Tuyên bố Đà Nẵng với loạt mục tiêu được đưa ra: Thúc đẩy hợp tác nâng cao kỹ năng số, nâng cao hiểu biết, nhật thức về tiếp cận thông tin, tri thức; Xây dựng môi trường truyền thông lành mạnh, cân bằng liều lượng các nhóm thông tin (Tin tức, Giải trí, Kiến thức) và hỗ trợ truy cập thông tin cho mọi người; Tăng cường sản xuất, phổ biến nội dung có tính gợi mở, truyền cảm hứng, kết nối và khuyến khích người dân chủ động tích luỹ tri thức, đặc biệt là giới trẻ; Chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng, cách làm hay về chuyển đổi số lĩnh vực báo chí truyền thông;  Chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết về cơ hội và thách thức của AI và triển khai ứng dụng AI.

Theo đại diện Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TT&TT, vai trò, sứ mệnh mới, mở ra không gian mới cho lĩnh vực thông tin truyền thông trong ASEAN cũng đã được xác định: Trách nhiệm của các nền tảng, mạng xã hội trong việc chọn lọc, chia sẻ thông tin hữu ích, góp phần nâng cao tri thức, hiểu biết.

Được biết, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ sở một tuyên bố chính trị (Tuyên bố Bangkok) với 5 thành viên ban đầu. Sau gần 6 thập kỷ tồn tại với nhiều thăng trầm, ASEAN đã chuyển hóa căn bản về chất, cả về thành viên, mục tiêu và nội dung hợp tác.

Sự hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 là kết quả của tầm nhìn chung và nỗ lực của cả 10 nước thành viên hướng tới một ASEAN gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội, hoạt động trên cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế là Hiến chương ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 (tháng 11/2015) thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 cùng các Kế hoạch Tổng thể triển khai Tầm nhìn trên 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội nhằm củng cố và nâng cao chất lượng liên kết trong 10 năm tới.

Sau hơn 8 năm triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức cả từ bên trong và bên ngoài, nhất là những tác động đa chiều của đại dịch COVID-19 và xung đột Nga-Ucraina, ASEAN từng bước củng cố, mở rộng và làm sâu sắc hợp tác nội khối cũng như với các đối tác. Cộng đồng ASEAN về cơ bản duy trì được đoàn kết, thống nhất, tiếp tục phát triển năng động và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, khẳng định vai trò trung tâm ở khu vực và nhân tố không thể thiếu trong chính sách khu vực của các đối tác, nhất là các nước lớn, thu hút sự tham gia và mang lại lợi ích cho người dân.

Hiện ASEAN đang bước vào những năm cuối cùng triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, đồng thời xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới của ASEAN trong 20 năm tiếp theo. Nhằm hiện thực hóa một Cộng đồng tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm, ASEAN xác định một số trọng tâm cơ bản sau cho giai đoạn mới.

Về Chính trị-An ninh: Duy trì một khu vực hòa bình, ổn định, an ninh, gắn kết và bao trùm dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN, Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; tiếp tục duy trì và củng cố vai trò trung tâm thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các Đối tác; Chủ động thúc đẩy lập trường chung của ASEAN về các vấn đề khu vực và toàn cầu và tiếp tục là động lực chính trong định hình cấu trúc khi vực và góp phần củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ;

Về kinh tế: trở thành một trong những động lực chính của nền kinh tế thế giới và một phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu; xây dựng nền kinh tế khu vực linh hoạt, bền vững, tự cường để giải quyết hiệu quả các thách thức mới nổi; tiếp tục thu hẹp khoảng cách phát triển; tăng cường liên kết thương mại và đầu tư nội khối cũng như thúc đẩy quan hệ kinh tế với các đối tác; tận dụng thành công các tiến bộ trong khoa học, công nghệ, sáng tạo và quá trình chuyển đổi số.

Về Văn hóa-Xã hội: xây dựng Cộng đồng thịnh vượng, lấy người dân làm trung tâm; thúc đẩy an ninh con người; nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục, việc làm, y tế; đẩy mạnh vai trò của phụ nữ và thanh niên; củng cố Bản sắc ASEAN và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Về kết nối: Tăng cường sự liên kết giữa các quốc gia ASEAN thông qua thúc đẩy các sáng kiến về kết nối cũng như các cơ chế hợp tác tiểu vùng và đa phương.

Nâng cao năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN bằng cách củng cố các cơ quan và cơ chế của ASEAN, đảm bảo hiệu quả điều phối liên ngành, liên trụ cột và nguồn lực tài chính cho quá trình xây dựng Cộng đồng.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Phát triển vùng đồng bằng sông Hồng dựa vào khoa học công nghệ và chuyển đổi số

(VnMedia) - Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ được phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số... Đây là một trong những định hướng quan trọng tại Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VnMedia) - Lực lượng Công an các đơn vị và Công an tỉnh Điện Biên đã đảm bảo quân số, trang thiết bị, cơ sở vật chất, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa để có kịch bản ứng phó phù hợp

(VnMedia) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước để chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.

Nắng nóng diện rộng chấm dứt từ ngày mai (5/5)

(VnMedia) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 05/5, nắng nóng diện rộng ở các khu vực trên cả nước có khả năng kết thúc.

Giá vàng thế giới giảm phiên thứ 2 liên tiếp 

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (4/5), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục giảm nhẹ hơn 1 USD/ounce. Đây là phiên đi xuống thứ 2 liên tiếp trên thị trường kim loại quý này.