Y đức phải xuất phát từ cái tâm

07:12, 20/11/2013
|

(VnMedia) - Mỗi một thầy cô giáo là một tấm gương về y đức để các em noi theo. Bất cứ là ai, PGS hay giáo sư, dù chỉ là thầy giáo thường thì y đức phải xuất phát từ cái tâm”. Đó là quan điểm của GS.TS Nguyễn Thị Yến, Trường phòng quản lý đào tạo Đại học, Đại học Y Hà Nội.


Nhân ngày 20/11, phóng viên Báo Điện tử VnMedia đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Nguyễn Thị Yến, Trường phòng quản lý đào tạo Đại học, Đại học Y Hà Nội về y đức. Cô Nguyễn Thị Hải Yến là giáo viên dạy giỏi nhiều năm do học sinh bầu chọn.

Cô là giáo viên dạy giỏi được học sinh bình chọn nhiều năm, chắc hẳn là có rất nhiều học sinh quý trọng cô. Xin cô cho biết cảm xúc của mình trong ngày Nhà giáo Việt Nam?

Mỗi năm đến ngày 20/11, tâm trạng chung của các nhà giáo là rất tự hào vì truyền thống của ngành giáo.Đến ngày 20/11, mình nhận được tình cảm tinh thần rất tốt, các em có lẵng hoa, tin nhắn chúc mừng, những thành tích của các em đó là các đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học hoặc dịp này có rất nhiều em chuẩn bị để bảo vệ những luận văn chuyên khoa 2, cao học, nội trú … đó là niềm vinh dự, sự tôn vinh các thầy, các cô nhân ngày 20/11.

Đặc biệt, trong ngành y có điều khác so với các ngành giáo dục khác, đó là việc thực hành để tạo ra một con người có tay nghề cao. Trong ngành y đòi hỏi kỹ năng vì thực hành rất nhiều, việc giảng dạy gắn liền với hai chữ thầy: thầy giáo và thầy thuốc. Thầy thuốc muốn có tay nghề tốt để truyền đạt cho các em thì người thầy phải làm tròn vai trò của mình. Muốn có kỹ năng tốt về mặt lý thuyết để truyền đạt cho các em sinh viên thì mình phải có kiến, có nghĩa là người thầy giáo phải luôn bổ sung, trau dồi về kiến thức, lý thuyết qua các bài giảng, các tài liệu tham khảo trên thế giới, cũng như có nghiên cứu khoa học để đưa ra kiến thức về mặt lý thuyết cũng như thực tế vào các bài giảng cho sinh viên.

Thưa cô, xin cô cho biết ngày 20/11 xưa và nay có khác nhau không ạ?

Tâm lý học trò mình không dám khẳng định nó có khác xưa hay không? Nhưng bản thân mình cũng là học trò thì cứ đến ngày 20/11 này là cơ hội mình đến thăm các thầy cô giáo cũ của mình. Năm nào, bản thân mình cũng đến thăm các thầy cô giáo. Đứng về mặt xã hội, mình không dám bàn luận sâu nhưng các em đều có tâm lý chung hướng về ngày 20/11. Phổ thông thì không rõ nhưng đại học thì các em sinh viên của trường ĐH Y Hà Nội thường tổ chức ngày này ở các bộ môn khá là vui và ý nghĩa.



Ảnh minh họa

Y đức xuât phát từ cái tâm.

Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp



Vừa là giáo viên dạy giỏi vừa là Trưởng phòng đào tạo, xin cô cho biết trong trường Đại học Y Hà Nội, các em sinh viên được đào tạo gì về y đức?

Trường luôn luôn đặt ra việc đào tạo y đức cho sinh viên, trong khung chương trình của nhà thì nhà trường bao giờ cũng có môn Y đức, các em được học từ các bài lý thuyết do bộ môn Tâm lý và Đạo đức y học đảm nhiệm. Ngoài ra, đến các bộ môn lâm sàng, các em lại một lần nữa được các thầy cô giảng dạy thêm về y đức tại bệnh viện. Trong bài giảng lâm sàng bao giờ cũng lồng ghép những kinh nghiệm, những công việc mang tính y đức đối với người bệnh.

Được biết, trong ngành y có lời thề nghề nghiệp. Cô đánh giá thế nào về việc thực hiện lời thế này của cán bộ y tế hiện nay.

Khi tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội, cácem sinh viên phải học thuộc lời thề của Trường. Bản thân làm ngành y, theo cảm nhận của bản thân thì hầu hết các bác sĩ ra trường đều thực hiện đúng lời thề nghề nghiệp này. Tuy nhiên, cũng có một vài cá thể, điều này khó tránh khỏi và ngành nào cũng có những cá thể đặc biệt. Hầu hết các em sinh viên trường y đều thấm nhuần và thực hiện đúng phương châm của lời thề nghề nghiệp.

Trong thời gian vừa qua, ngành y có một số vụ việc đau lòng xảy ra là mất lòng tin của nhân dân như: "nhân bản phiếu xét nghiệm" ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức, vụ "tráo thủy tinh thể" và mới đây nhất là vụ án mạng kinh hoàng xảy ra ở thẩm mỹ viện Cát Tường. Vậy cô có suy nghĩ gì về y đức trong xã hội nói chung và của ngành y nói riêng?

Theo suy nghĩ của mình, bàn luận ra vấn đề này thật là khó. Bởi vì tâm tư, suy nghĩ của mỗi người khác nhau, vụ án thẩm mỹ viện, bác sĩ Tường xử xự như vậy thì mình không ủng hộ và hoàn toàn lên án hành động này. Tuy nhiên, mình nghĩ rằng, có thể trong lúc bối rối, bác sĩ Tường đã có những hành động sai lầm.

Tâm lý chung của tất cả các bác sĩ, ai cũng muốn thành công, không ai muốn thất bại. Nhưng muốn thành công thì trong cuộc đời, có những người gặp phải thất bại, nhưng phải khắc phục thất bại đó thì mình mới thành công được. Nhưng đối với bác sĩ Tường, thất bại này quá to lớn, do hành động thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả mà bây giờ để giải quyết được hậu quả này cũng quá ư là khắc nghiệt.

Trong xã hội hiện nay, tất cả mọi thứ đều bị thương mại hóa, đạo đức xã hội bị coi là xuống cấp. Vậy theo cô cán bộ ngành y, các sinh viên trường y phải làm thế nào để không bị lôi cuốn vào dòng chảy này?

Để khỏi bị cuốn vào thị trường thương mại hóa, đầu tiên là từ bản thân mỗi cá nhân, phải yêu nghề (nghề thầy thuốc, nghề thầy giáo). Đối với nghề thầy thuốc muốn tránh được thị trường hóa thì phải xuất phát từ đạo đức y học và tránh xa được cám dỗ của đồng tiền thì mới có thể làm tốt vai trò của người thầy thuốc.

Đối với người thầy giáo, thứ nhất phải có kiến thức, thứ hai phải có kỹ năng, thái độ tốt. Đặc biệt, phải đặt thái độ của ngành lên trên quyền lợi cá nhân, phải có lòng yêu học trò. Khi đó, người thầy mới có đủ để giúp cho các em sinh viên, cộng thêm những học hỏi của mình từ đồng nghiệp, trên thế giới để truyền đạt cho các em những điều tốt nhất.

Đối với thế hệ của mình, những người đã có nhiều năm công tác cộng với chuyên môn vững vàng thì thu nhậtp không bị eo hẹp như các bạn trẻ. Hiện nay, các bạn trẻ để tránh được những cám dỗ thì phải đảm bảo cuộc sống cho ho. Gần đây, Bệnh viện ĐH Y ra đời cũng giải quyết được khá nhiều các vấn đề liên quan đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Đồng thời bệnh viện giúp cho nhân dân được khám và chữa bệnh rất tốt.

Tại bệnh viện Y, sự tôn trọng người bệnh rất cao, người bệnh được đảm bảo quyền lợi được khám chữa bệnh và không bị tiêu cực xã hội tác động vào. Tại các khoa phòng, nhân viên không có hiện tượng nhận quà biếu của bệnh nhân, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thái độ tôn trọng người bệnh và niềm nở, nhiệt tình.

Mỗi sinh viên trường y không chỉ là nhà trí thức mà còn là y sĩ, bác sĩ, điều dưỡng giỏi trong tương lai. Đối với sinh viên trường y giỏi y thuật thôi là chưa đủ mà phải có một y đức sáng. Vậy các thầy, các cô và ngay bản thân các em sinh viên phải làm gì để có y đức tốt?

Khung chương trình của trường đã có thời lượng tối đa, so với các môn học thì môn Tâm lý và Đạo đức y học đã đảm bảo khối lượng. Tuy nhiên, việc giảng dạy y đức không chỉ là lý thuyết mà phải tăng cường giảng dạy đạo đức cho các em qua phần thực hành.

Theo mình, mỗi một thầy cô giáo là một tấm gương về y đức để các em noi theo. Hầu hết các thầy cô của các bộ môn trong trường đều là các tấm gương đạo đức tốt. Bất cứ là ai, PGS hay giáo sư, dù chỉ là thầy giáo thường thì y đức phải xuất phát từ cái tâm.


Xin cảm ơn cô. Chúc cô sức khỏe và đạt nhiều thành tích trong công tác!


Kim Thảo

Ý kiến bạn đọc